Nguyên nhân và một số cách tránh hiện tượng khô mắt ở trẻ em tại nhà!

Hiện tượng khô mắt thường mang đến những cảm giác khó chịu. Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, khi mắt đang còn trong giai đoạn phát triển, tình trạng khô mắt khiến mắt có cảm giác căng ra. Trên thực tế, hiện tượng này này thường gây ra cảm giác cộm, cộm vào buổi sáng và thường trở nên tồi tệ hơn trong suốt cả ngày. Nó có thể khiến con bạn bị mờ mắt. Nhưng khô mắt thường không gây ra các vấn đề lâu dài về thị lực.

Hiện tượng khô mắt làm trẻ khó chịu
Hiện tượng khô mắt ở trẻ em thường khiến trẻ khó chịu, hay cáu gắt

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc con bạn có cảm giác khô mắt. Thông thường, thời tiết khô, khói bụi là những nguyên nhân đầu tiên gây ra hiện tượng này. Ngoài ra, việc dị ứng với kính áp tròng hoặc đeo chúng thường xuyên cũng là nguyên nhân kích ứng và khô mắt. Trong khi đó, bạn có thể áp dụng một số phương pháp mà Sống Việt Nam liệt kể dưới đây để giúp mắt con bạn giảm khô hơn tại nhà nhé.

Nguyên nhân gây ra hội chứng khô mắt ở trẻ em và trẻ vị thành niên

Hiện tượng khô mắt có thể khiến trẻ gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động thường ngày hàng ngày, chẳng hạn như đọc sách, sử dụng máy tính và vui chơi vận động ngoài trời. Cảm giác nóng rát, ngứa và khó chịu ở mắt, cùng với hiện tượng chớp mắt liên tục sẽ cản trở nhiều đến việc tập trung của con bạn trong lớp học. Có nhiều nguyên nhân gây ra việc này, sau đây là một số nguyên nhân tiêu biểu như:

  • Con bạn đang bị dị ứng nghiêm trọng, khô mắt do sử dụng thuốc kháng histamine mạnh
  • Đeo kính áp tròng thường xuyên hoặc lựa chọn loại kính chưa phù hợp
  • Có thể con bạn đang bị viêm kết mạc (mắt đỏ), dẫn đến hiện tượng khô mắt
  • Thiếu dinh dưỡng
  • Sử dụng điện thoại thông minh, máy tính hay xem tivi trong suốt thời gian dài liên tục

Các triệu chứng thường gặp của hiện tượng khô mắt ở trẻ em

Thường xuyên dụi mắt là một trong những dấu hiệu của hiện tượng khô mắt ở trẻ em

Có thể con bạn sẽ khó có thể diễn tả cảm giác khó chịu của chúng khi bị khô mắt. Nên hãy quan sát trẻ thường xuyên. Nếu trẻ thường xuyên dụi mắt hoặc có các biểu hiện như Sống Việt Nam liệt kê dưới đây thì có thể con bạn đang đối mặt với hiện tượng khô mắt ở trẻ em nhé:

  • Thường xuyên nhấp nháy mắt
  • Đỏ quanh mắt
  • Dụi mắt liên tục
  • Xoay người hay khó chịu tránh xa nguồn sáng
  • Cảm giác châm chích hoặc nóng rát trong và xung quanh mắt
  • Đôi lúc xuất hiện hiện tượng mờ mắt trong chốc lát
  • Gặp khó khăn trong việc đọc, làm việc trên các thiết bị kỹ thuật số hoặc bất kỳ hoạt động nào đòi hỏi sự tập trung của mắt.

Cách điều trị hiện tượng khô mắt ở trẻ em mà bạn có thể áp dụng tại nhà

Thường xuyên nhỏ mắt giúp hạn chế hiện tượng khô mắt ở trẻ em
Nhỏ mắt bằng nước mắt nhân tạo 4 lần/ngày giúp trẻ tránh được hiện tượng khô mắt

Các bác sĩ nhãn khoa có thể khuyên bạn sử dụng nước mắt nhân tạo để giúp trẻ giảm bớt cảm giác khó chịu khi bị khô mắt. Nhưng nếu bạn muốn để trẻ không bị khô mắt, có thể áp dụng một số cách sau:

  • Để trẻ tránh xa khói thuốc hay các thứ có thể làm cay mắt.
  • Đảm bảo con bạn đeo kính râm khi đi dưới trời nắng. Ngoài ra, nếu có thể hãy cho trẻ đội mũ hoặc che ô để bảo vệ tốt hơn trước ánh nắng, khói bụi nhé.
  • Đặt máy tạo độ ẩm ở cạnh giường hoặc gần con bạn. Luôn đảm bảo máy được vệ sinh định kì đúng như hướng dẫn sử dụng.
  • Hạn chế bật quạt khi trẻ ngủ
  • Nếu trẻ phải đeo kính áp tròng thường xuyên, hãy đảm bảo bạn đã chọn đúng loại kính phù hợp với trẻ và thường xuyên nhỏ nước mắt nhân tạo để mắt trẻ cảm thấy dễ chịu. Bất kì khi nào trẻ cảm thấy khó chịu khi đeo kính, hãy tháo ra và đeo lại khi con bạn cảm thấy mọi thứ ổn hơn.
  • Phản ứng với các loại thuốc đang uống cũng có thể dẫn đến hiện tượng khô mắt. Vậy nên hãy đảm bảo rằng con bạn đang uống thuốc đúng và đủ liều theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu gặp các hiện tượng bất thường khi uống thuốc, hãy trao đổi trực tiếp ngay với bác sĩ đang điều trị cho trẻ nhé.
  • Nhỏ nước mắt nhân tạo cho trẻ ít nhất 4 lần/ngày. Nếu trẻ cần nhỏ nhiều hơn 4 lần/ngày, bạn nên tìm hiểu và lựa chọn các loại nước mắt nhân tạo không chứa chất bảo quản để hạn chế kích ứng cho mắt.

Cảm giác khô mắt rất khó chịu, đặc biệt khi trẻ nhỏ chưa thể diễn tả được cảm giác với bố mẹ. Trên đây là lý giải hiện tượng khô mắt ở trẻ em, trẻ vị thành niên và một số cách mà bạn có thể áp dụng tại nhà để chăm sóc sức khoẻ cho con bạn. Hãy tham khảo và áp dụng ngay cho trẻ nhé!


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *