Ngành thủy sản Net Zero, đóng góp vào mục tiêu phát thải bằng 0

Trong bối cảnh toàn cầu đang phải nổ lực mạnh mẽ để hướng đến Net Zero, các ngành nghề đòi hỏi phải vào cuộc, chung tay hướng đến mục tiêu chung. Ngành thủy sản cũng không ngoại lệ khi đóng góp nhiều thành tựu và giải pháp nhằm hướng đến mục tiêu Net Zero. Với những lợi thế tự nhiên, tiềm năng thị trường và sự đổi mới trong công nghệ sản xuất, ngành thủy sản Net Zero không còn xa.

Vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế Việt Nam

Ngành thủy sản Việt Nam không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm thiết yếu mà còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội. Theo chia sẻ của TS. Nguyễn Văn Giáp (Trường Quản trị và Kinh doanh – ĐHQG Hà Nội), ngành đóng góp từ 28% – 30% GDP cho toàn bộ ngành nông nghiệp, trở thành một trong những trụ cột kinh tế chủ lực.

Vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế Việt Nam
Vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế Việt Nam

Bên cạnh việc thúc đẩy xuất khẩu, thủy sản cũng đã tạo việc làm cho hàng triệu lao động, đặc biệt là ở các vùng ven biển, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân. Hơn nữa, ngành thủy sản còn giúp Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, là một trong những quốc gia hàng đầu về xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là tôm, cá tra, cá ba sa.

Xem thêm:

Cơ hội phát triển trong bối cảnh hướng đến Net Zero

Với mục tiêu trung hòa carbon (Net Zero) vào năm 2050, ngành thủy sản đang đứng trước nhiều cơ hội lớn. Nhờ cường độ phát thải thấp so với các ngành chăn nuôi khác, thủy sản có được lợi thế đặc biệt như sau:

  • Phát thải khí nhà kính thấp: Nuôi trồng thủy sản chỉ chiếm 0,49% lượng phát thải toàn cầu, thấp hơn rất nhiều so với chăn nuôi bò, heo, gà. Điều này càng khẳng định khả năng chuyển đổi thức ăn hiệu quả và không phát sinh khí methane (CH4).
  • Xu hướng tiêu dùng bền vững: Nhu cầu protein từ thủy sản tăng mạnh khi người tiêu dùng ưu tiên các nguồn thực phẩm ít tác động môi trường.

Mô hình nuôi trồng tích hợp như lúa-tôm cũng đang phát nhiều địa phương triển khai hiệu quả trong việc hấp thụ CO2, cải thiện môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Xem thêm:

Đóng góp hướng đến ngành thủy sản Net Zero tại Việt Nam

Việt Nam hiện đang là nhà xuất khẩu thủy sản lớn thứ ba thế giới. Nước ta chỉ đứng sau Trung Quốc và Na Uy, với các thị trường tiêu thụ chính là Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản. Theo dự kiến, đến năm 2030, ngành thủy sản sẽ đạt:

  • Tổng sản lượng: 9,7 triệu tấn (trong đó nuôi trồng đạt 7 triệu tấn).
  • Giá trị xuất khẩu: 14-16 tỷ USD.
  • Tạo việc làm cho: 3,5 triệu lao động.
Đóng góp hướng đến ngành thủy sản Net Zero tại Việt Nam
Đóng góp hướng đến ngành thủy sản Net Zero tại Việt Nam

Một số loài thủy sản như hàu, nghêu, rong biển không chỉ mang giá trị kinh tế cao mà còn giúp lưu giữ carbon, góp phần tích cực vào việc giảm phát thải khí nhà kính.

Thách thức trong việc phát triển ngành thủy sản Net Zero bền vững

Tuy có tiềm năng lớn nhưng ngành thủy sản vẫn đối mặt với rất nhiều thách thức:

  • Ảnh hưởng đến từ biến đổi khí hậu: Thiên tai như bão, lũ lụt ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng và chất lượng nuôi trồng.
  • Mức độ phát thải cao ở một số hình thức nuôi công nghiệp: Đặc biệt là hoạt động nuôi tôm thâm canh, vốn dùng nhiều năng lượng và tài nguyên.
  • Hạn chế trong chính sách: Những hướng dẫn cụ thể nhằm giảm thiểu tối đa phát thải và thích ứng biến đổi khí hậu vẫn chưa rõ ràng, dẫn đến khó khăn trong triển khai ở quy mô lớn.

Xem thêm:

Hướng đi bền vững cho ngành thủy sản

Để đạt được mục tiêu ngành thuỷ sản Net Zero, các đơn vị và cá nhân cần phải thực hiện thêm một số giải pháp như:

  • Thúc đẩy mô hình sản xuất bền vững: Áp dụng những giải pháp công nghệ cao, giảm phát thải trong nuôi trồng và chế biến.
  • Đầu tư vào nghiên cứu và đổi mới sáng tạo: Phát triển các giống thủy sản năng suất cao, giảm chi phí sản xuất và bảo vệ môi trường.
  • Tăng cường hợp tác quốc tế: Học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia tiên tiến, kết nối với các tổ chức toàn cầu để tiếp cận nguồn lực và công nghệ.

Kết luận

Ngành thủy sản Net Zero Việt Nam đang nắm trong tay nhiều cơ hội để trở thành đầu tàu trong hành trình hướng đến phát thải bằng 0. Tuy nhiên, để vượt qua các thách thức về môi trường và chính sách, ngành cần tập trung vào phát triển bền vững, không chỉ vì lợi ích kinh tế mà còn vì tương lai của cả hành tinh.

Nếu bạn quan tâm đến chủ đề Net Zero, hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của Sống Việt Nam nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *