Rụng tóc sau sinh – Nỗi lo sợ của chị em phụ nữ

Rụng tóc sau sinh, là một trong những mối quan tâm của các bà mẹ khi vừa trải qua gia đoạn sinh nở. Tình trạng rụng tóc ở phụ nữ sau sinh nếu kéo dài thể làm tăng sự lo lắng trong khi chăm sóc con và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần của người mẹ. Nếu một người phụ nữ rụng hơn 100 nang tóc mỗi ngày, thì đó được coi là bệnh lý và cần được điều trị. 

Rụng tóc ở phụ nữ sau sinh - vấn đề khiến nhiều chị em lo lắng
Rụng tóc ở phụ nữ sau sinh – vấn đề khiến nhiều chị em lo lắng

Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng rụng tóc ở phụ nữ trong giai đoạn này là do sự thay đổi nội tiết tố đột ngột trong quá trình mang thai và sau sinh. Nếu bạn bị rụng tóc đột ngột và quá nhiều, hãy tìm ngay đến các chuyên gia để tìm cách điều trị ngay trước khi mọi thứ trở nên tồi tệ nhé. Nào, hãy cùng Sống Việt Nam tìm hiểu cách khắc phục tình trạng rụng tóc sau sinh nhé.

Nguyên nhân của hiện tượng rụng tóc sau sinh

Theo các chuyên gia, chu kỳ tóc được chia thành ba giai đoạn: Anagen (tăng trưởng), Catagen (rụng) và Telogen (nghỉ ngơi). Quá trình mang thai gây ra những thay đổi nội tiết tố giữ cho tóc ở giai đoạn anagen, dẫn đến tình trạng rụng tóc ở mức tối thiểu, gần như không có. Tuy nhiên, trong 3-6 tháng đầu sau khi sinh con, tóc của người mẹ bước vào giai đoạn catagen và telogen do lượng hormone nữ giảm đột ngột. Điều này dẫn đến rụng tóc đáng kể, tình trạng này có thể trở nên trầm trọng hơn do thiếu hụt dinh dưỡng và cách sinh nở (chẳng hạn như mất máu do mổ lấy thai hoặc băng huyết sau sinh). 

Ngoài ra, các nguyên nhân tiềm ẩn khác bao gồm gàu, suy giáp và tiền sử rụng tóc trước hoặc trong khi mang thai cũng ảnh hưởng đến tóc trong giai đoạn này.

Chế độ dinh dưỡng thiếu sắt, vitamin B3 hay tâm lý căng thẳng là nguyên nhân khiến bạn bị rụng tóc sau sinh
Chế độ dinh dưỡng thiếu sắt, vitamin B3 hay tâm lý căng thẳng là nguyên nhân khiến bạn bị rụng tóc sau sinh

Những ảnh hưởng tâm lý vì rụng tóc ở phụ nữ

Nếu đột nhiên phải trải qua tình trạng rụng một lượng tóc đáng kể có thể sẽ khiến các bà mẹ mới sinh bị choáng ngợp, đặc biệt khi nó đi kèm với những lời bàn tán từ người thân trong gia đình hay bạn bè. Điều này sẽ góp phần làm suy giảm sức khỏe tinh thần của người mẹ mới sinh, làm trầm trọng thêm mức độ căng thẳng vốn đã cao, phổ biến trong giai đoạn sau sinh. Và kết quả tất yếu cuối cùng có thể dẫn đến là tác động tiêu cực cho sức khỏe tổng thể của người mẹ. Nghiêm trọng hơn, đối với trường hợp người mẹ mới sinh bị trầm cảm, rụng tóc sau sinh có thể là một yếu tố gây thêm phần căng thẳng và do đó, cần phải giải quyết vấn đề này để cải thiện sớm nhất tình trạng sức khoẻ của người mẹ.

Mẹo trị rụng tóc sau sinh

Trong một số trường hợp, rụng tóc sau sinh là tình trạng sinh lý tự nhiên và có thể tự khỏi trong một khoảng thời gian. Một nguyên nhân phổ biến gây rụng tóc sau sinh là tình trạng gọi là telogen effluvium, xảy ra khi nang tóc bước vào giai đoạn không hoạt động gọi là giai đoạn telogen. Trong những trường hợp này, bạn có thể không nhìn thấy tóc mọc mới trong vòng 9 tháng, dù bạn vẫn chăm sóc đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho bản thân. Tuy nhiên, do tác động như đã kể trên có thể ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe tinh thần và cảm xúc của người mẹ mới sinh, nên điều quan trọng là phải giải quyết vấn đề này càng sớm càng tốt.

Một trong những bước đầu tiên để giải quyết vấn đề rụng tóc ở phụ nữ sau sinh là tìm ra nguyên nhân của nó, thường là do thiếu hụt dinh dưỡng. Điều này liên quan nhiều đến hàm lượng sắt và vitamin D3 trong khẩu phần ăn hằng ngày, những nguyên tố mà các bà mẹ mới sinh đặc biệt dễ bị thiếu. Trong nhiều trường hợp, việc bổ sung những thành phần bị thiếu này này có thể cải thiện đáng kể quá trình mọc tóc. Tuy nhiên, nếu tình trạng chưa thể cải thiện như bạn mong muốn, một số cách khác như bôi ngoài da là lựa chọn bạn có thể tham khảo thêm.

Một số cách để đối phó với tình trạng rụng tóc ở phụ nữ sau sinh

1. Giảm lo lắng, căng thẳng

Điều quan trọng mà các bà mẹ đang phải đối mặt với tình trạng rụng tóc sau sinh cần biết là có rất nhiều cách để giải quyết hiện tượng này. Vậy nên đừng quá lo lắng nhé. Việc bạn thường xuyên căng thẳng, lo âu và tình trạng rụng tóc đã được chứng minh là có sự liên quan với nhau, ngay cả khi bạn không phải vừa sinh em bé. Các nhà khoa học tin rằng sự gia tăng đột biến của hormone cortisol có thể gây bất lợi cho sự phát triển của tóc. 

Giảm lo lắng, giảm căng thẳng sẽ giảm rụng tóc giai đoạn sau sinh
Giảm lo lắng, giảm căng thẳng sẽ giảm rụng tóc giai đoạn sau sinh

Để kiểm soát tình trạng rụng tóc sau sinh, các bà mẹ mới sinh cần hiểu và có ý thức, để giảm mức độ căng thẳng, lo lắng của họ càng nhiều càng tốt. Điều này hoàn toàn không dễ (do sự thay đổi nội tiết khiến người mẹ trong giai đoạn này thường có tâm lý nhạy cảm hơn bao giờ hết), nhưng đó là bước đầu tiên để kiểm soát hiệu quả tình trạng tệ hại này. Một cách để giảm mức căng thẳng là kết hợp yoga, thiền và 15 phút tập thở vào thói quen hàng ngày của bạn. Những hoạt động này có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể trong việc kiểm soát căng thẳng và thúc đẩy sự phát triển của tóc khỏe mạnh.

2. Cải thiện chế độ dinh dưỡng cho người mẹ

Như đã nói ở phần nguyên nhân, việc thiếu sắt và vitamin B3 trong cơ thể người mẹ là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng tóc sau sinh. Vậy điều quan trọng để cải thiện với tình trạng này là tập trung vào chăm sóc chế độ dinh dưỡng mẹ từ giai đoạn mang thai và sinh con, đặc biệt tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất sắt và các sản phẩm từ sữa. 

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách để cải thiện tình trạng rụng tóc ở phụ nữ sau sinh
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách để cải thiện tình trạng rụng tóc ở phụ nữ sau sinh

Bạn có thể thực hiện đơn giản bằng cách kết hợp nhiều loại thực phẩm vào chế độ ăn uống, chẳng hạn như rau lá xanh, các loại đậu, nho khô, chà là, đường thốt nốt và thịt nội tạng. Quá trình mang thai có thể ảnh hưởng đến dinh dưỡng chung của người mẹ, vì vậy điều quan trọng đối với các bà mẹ mới sinh là bổ sung lượng dự trữ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe thể chất, các bà mẹ mới sinh cũng nên ưu tiên sức khỏe tinh thần và tìm kiếm niêm vui từ người thân trong gia đình hay những người bạn xung quanh.

3. Ưu tiên chăm sóc sức khoẻ tinh thần trong giai đoạn sau sinh

Sự căng thẳng cả về thể chất và tinh thần khi sinh con, cùng với việc thích nghi với cuộc sống có thêm em bé mới chào đời sẽ ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tâm lý của người mẹ. Bằng việc quan tâm đến sức khỏe tinh thần của người mẹ, giảm mức độ lo âu căng thẳng, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết… sẽ giúp sức khỏe tổng thể của người mẹ có thể được cải thiện rất nhiều, từ đó cũng giảm thiểu tình trạng rụng tóc.

4. Đừng bỏ qua hay xem nhẹ hiện tượng rụng tóc sau sinh

Thật không may, rụng tóc ở phụ nữ sau sinh thường bị bỏ qua và không được quan tâm đúng mức. Nhiều chị em tâm sự rằng, khi họ nói với các thành viên trong gia đình về tình trạng này, thì họ thường bảo không có gì lạ và không cần phải quá lo lắng. Từ đó, nhiều bà mẹ cảm thấy buộc phải kìm nén cảm giác lo lắng hoặc cảm xúc tiêu cực về việc này. Bằng cách bỏ qua vấn đề, họ có thể đã qua một trong những dấu hiệu của tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng trong cơ thể, điều góp phần gây ra rụng tóc. Nếu không được giải quyết, những thiếu hụt này có thể tiến triển theo thời gian và có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe của người mẹ khi mãn kinh, chẳng hạn như thiếu sắt hoặc thiếu ferritin huyết thanh.

Do đó, điều quan trọng là phải nhận ra tác động mà tình trạng này có thể gây ra đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của người mẹ, cũng như các nguyên nhân dinh dưỡng cơ bản có thể góp phần gây ra tình trạng này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *