Hà Nội đẩy mạnh xây dựng và phát triển đẩy hệ thống đường sắt đô thị, hướng đến mục tiêu giảm thiểu khí thải và xây dựng giao thông bền vững. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong chiến lược hướng đến Net Zero, góp phần cải thiện chất lượng không khí và giảm ùn tắc giao thông. Với tầm nhìn dài hạn, hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô Hà Nội không chỉ tạo động lực cho phát triển kinh tế mà còn khẳng định cam kết bảo vệ môi trường của Thủ đô.
Phát triển giao thông bền vững tại Hà Nội hướng đến Net Zero
Sự kiện khai thác thương mại đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị thí điểm Nhổn – Ga Hà Nội, được tổ chức tại Ga Cầu Giấy. Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt trong việc xây dựng hệ thống giao thông đô thị hiện đại, thân thiện với môi trường và hỗ trợ giảm phát thải khí nhà kính của Thủ đô.
Buổi lễ với sự tham gia của ông Trần Sỹ Thanh – Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội; ông Julien Guerrier – Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam; và ông Olivier BROCHET – Đại sứ Pháp tại Việt Nam, cùng với đó là rất nhiều lãnh đạo từ các bộ, ngành Trung ương và địa phương.
Dự án đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội, dài hơn 12,5 km, được xem là một phần quan trọng trong kế hoạch giao thông công cộng bền vững. Đoạn trên cao có độ dài 8,5 km chính thức khai thác từ ngày 8/8/2024. Mỗi ngày tuyến đường này phục vụ hơn 2 triệu lượt khách chỉ trong ba tháng đầu. Điều này cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân và tầm quan trọng của các phương thức giao thông giảm phát thải carbon trong giai đoạn hiện nay.
Theo ông Dương Đức Tuấn – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội: “Hạ tầng giao thông không chỉ tạo ra các không gian phát triển kinh tế – xã hội mà còn là yếu tố then chốt để giảm thiểu ùn tắc, tai nạn giao thông và lượng phát thải CO2. Đường sắt đô thị cung cấp phương tiện công cộng chất lượng cao, ổn định và thân thiện với môi trường, giúp giải quyết những thách thức lớn mà đô thị hiện đại đang phải đối mặt.”
Việc đầu tư vào những dự án như đường sắt Nhổn – Ga Hà Nội không chỉ đem lại những lợi ích thiết thực trong việc cải thiện chất lượng sống mà còn đóng góp quan trọng nhằm hướng đến Net Zero Việt Nam. Đây là bước đi tất yếu trong chiến lược phát triển bền vững, đưa Hà Nội trở thành một thành phố xanh, hiện đại và đáng sống.
Xem thêm:
- Xây dựng khu công nghiệp Net Zero bền vững, hướng tới phát thải bằng 0
- PFC Ecolighting tiên phong sản xuất bóng đèn hiệu suất cao và đem lại giá trị bền vững
- 8 trọng điểm nghiên cứu khoa học công nghệ hướng đến Net Zero
EU và Pháp cam kết đồng hành phát triển hệ thống giao thông công cộng bền vững tại Thủ Đô
Trong sự kiện khánh thành đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị số 3 của Hà Nội, ông Olivier BROCHET – Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam, nhấn mạnh: “Chúng tôi tự hào mang tới Việt Nam những giải pháp công nghệ tiên tiến nhất từ Pháp, bao gồm các đoàn tàu Metropolis do Alstom sản xuất và hệ thống bán vé thông minh của RATP Smart Systems. Dự án này không chỉ là biểu tượng của hợp tác Pháp-Việt mà còn minh chứng cho tiêu chuẩn quốc tế trong các dự án giao thông hiện đại.”
Ông Julien Guerrier – Đại sứ EU tại Việt Nam còn chia sẻ thêm về vai trò của EU trong hoạt động thúc đẩy phát triển bền vững giao thông đô thị tại Hà Nội. Thông qua hợp tác với AFD, EU đã đóng góp 10 triệu Euro để nghiên cứu và chuẩn bị mở rộng tuyến metro từ ga Hà Nội đến quận Hoàng Mai. Điều này bao gồm các nghiên cứu khả thi, các phân tích chuyên sâu và huy động nguồn vốn từ các tổ chức tài chính lớn như AFD, KFW và Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB). Đây là minh chứng cho sáng kiến Cửa ngõ Toàn cầu (Global Gateway) của EU, thúc đẩy hợp tác chất lượng giữa EU và các quốc gia đối tác như Việt Nam.
Ngay sau Lễ Vận hành thương mại đoạn trên cao tuyến metro Nhổn – Ga Hà Nội, những đại biểu đã thực hiện nghi lễ gắn biển khánh thành công trình chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024). Đây không chỉ là cột mốc lịch sự quan trọng mà còn thể hiện tầm nhìn của Hà Nội trong việc xây dựng mạng lưới giao thông xanh, thân thiện môi trường và hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
Việc phát triển các tuyến metro tại Hà Nội không chỉ giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông mà còn giảm đáng kể lượng khí thải CO2, góp phần quan trọng vào cam kết của Việt Nam trong việc đạt được Net Zero. Đây là bước đi chiến lược nhằm xây dựng một đô thị bền vững, hiện đại, vừa bảo vệ môi trường, vừa nâng cao chất lượng sống của người dân.