Biến căng chấn động làng giải trí Hàn Quốc và cuộc nội chiến chưa có hồi kết

Trong những ngày đầu tháng 2, fan Kpop đang xôn xao bàn tán về việc Lee Soo Man – cổ đông lớn nhất của công ty SM Entertainment bán lại cổ phần của mình cho HYBE, gây ra sự náo loạn trong nội bộ công ty và đến hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Nhiều nghệ sĩ, nhóm nhạc dưới trướng công ty SM cũng đang phải chật vật gấp rút cho ra mắt bài hát mới, có nhóm phải trì hoãn concert âm nhạc, nhân viên ngao ngán vì những dự án sắp tới phải trì hoãn và thay đổi kế hoạch do ảnh hưởng từ cuộc nội chiến SM lần này. 

Ngay cả nhiều fan hâm mộ SM-stan hay còn gọi là “Pink Blood” cũng phẫn nộ, lên tiếng phản đối việc Lee Soo Man bán lại cổ phần cho HYBE vì sợ bị ông lớn này bị thâu tóm. Tuy nhiên, một số khác cũng đồng tình với việc làm của Lee Soo Man vì cho rằng việc bán lại cổ phần cho HYBE nhằm ngăn nguy cơ công ty rơi vào tay của Kakao. 

Nguyên nhân do đâu dẫn đến cớ sự này?

Kể từ khi dự án “SM 3.0” được đề cập mà không có Lee Soo Man, cuộc nội chiến SM giữa ông Soo Man và SM thì các mâu thuẫn bắt đầu xuất hiện. Các vị quản lý SM cho rằng Lee Soo Man trục lợi từ công ty và có các hành động bất chính, nên quyết định xóa tên vị này khỏi bộ máy quản lý của công ty. Vì vậy, họ đã tìm cách cải thiện cơ cấu quản trị và đỉnh điểm của sự việc bùng nổ khi SM thông báo việc hợp tác với Kakao. Đơn vị này đã tiến hành mua 1.23 triệu cổ phiếu mới và 1.14 triệu trái phiếu chuyển đổi do SM phát hành, trở thành cổ đông lớn thứ 2 của SM và nắm giữ 9.05% cổ phần, chỉ đứng sau ông Lee Soo Man (14.8%). 

Nhà sản xuất âm nhạc kiêm founder của SM - Lee Soo Man

Bất bình trước hành động của hai vị CEO đương nhiệm Lee Sung Soo và Tak Young Joon cũng như các bậc quản lý SM và cho rằng công ty đang muốn đối đầu với mình, ông Lee Soo Man bán lại toàn bộ cổ phần của mình cho tập đoàn HYBE . HYBE lúc này trở thành trợ thủ đắc lực cho ông Lee và chính thức trở thành cổ đông lớn nhất SM. Không chỉ vậy, tập đoàn này còn có ý định tăng thêm phần trăm cổ phần tại SM bằng cách mua lại thêm cổ phần của nhiều cổ đông khác.

nội chiến sm
Vị CEO đương nhiệm của SM – Lee Sung Soo

Về phía HYBE cho rằng việc mua lại SM giúp ông Lee Soo Man có thể giữ lại được “đế chế huy hoàng” mà ông đã tốn bao công sức để gây dựng. Bên cạnh đó, HYBE cũng đã có các kế hoạch và dự tính nhằm ngăn chặn những dòng tiền lợi nhuận từ SM rơi vào tay Lee Soo Man.

Sự ảnh hưởng nghiêm trọng từ cuộc nội chiến

Chính sự việc này đã dẫn đến cao trào của cuộc nội chiến SM, khi cho mọi hoạt động giải trí của công ty bị đình trệ. Các nghệ sĩ SM chính là những người phải hứng chịu ảnh hưởng từ cuộc tranh giành quyền lực gay gắt này. Nhiều hoạt động âm nhạc phải tạm dừng để tập trung nguồn lực giải quyết tranh chấp giữa hai bên.

Hơn nữa, SM-stan nói riêng và những người có liên quan đến nền công nghiệp giải trí Hàn đều cho rằng việc ông Lee rời khỏi vị trí giám đốc sản xuất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc định hình phong cách âm nhạc của công ty. Sở dĩ từ việc tuyển chọn nghệ sĩ cho đến khâu sản xuất âm nhạc của thời đại SM 1.0 và 2.0 đều do ông Lee lập chiến lược nên màu sắc âm nhạc vô cùng đa dạng, thể hiện được “cái chất nhạc” rất riêng biệt vốn có của gà nhà SM. 

nội chiến sm
Nghệ sĩ nhà SM

Đối với các nhóm nhạc sắp được ra mắt của SM có thể sẽ gặp nhiều khó khăn do phải đối mặt với những tiêu chí tuyển chọn mới khiến họ phải thay đổi phong cách âm nhạc, mơ hồ về hướng đi âm nhạc.

Nhiều nghệ sĩ của SM đều tôn trọng và đề cao công sức đóng góp của Lee Soo Man. Và hơn hết nhiều người cũng cho rằng việc thiếu vắng Lee Soo Man cũng sẽ là sự ảnh hưởng rất lớn đến sự đang dạng màu sắc âm nhạc trong Kpop. Bởi từ trước đến nay, phong cách nhà SM luôn được đánh giá là “độc lạ” và “gây nghiện” và thường xuyên thử nghiệm với nhiều phong cách mới. Dự án metaverse về thế giới quan Kwangya của ông Lee cũng có thể bị thay đổi kế hoạch trong tương lai.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *