Dấu hiệu giúp phân biệt mụn trứng cá và bệnh chàm ở em bé

Con bạn sẽ trông thật đang yêu với đôi má phúng phính cùng làn da trắng hồng, nhẵn mịn. Rồi bất ngờ một ngày, bạn phát hiện trên má bé có những nổi một vài mụn nhỏ màu đỏ. Và bạn nghĩ nó là mụn trứng cá? Nhưng không, nó có thể là dấu hiệu của bệnh chàm đấy. Vậy hãy cùng nghe ý kiến của chuyên gia về dấu hiệu giúp bạn phân biệt mụn trứng các và bệnh chàm ở em bé nhé. Và không quên một số tips nhỏ để hạn chế những bệnh ngoài da này.

Làm sao để mẹ có thể phân biệt mụn trứng cá và bệnh chàm ở em bé ?
Làm sao để mẹ có thể phân biệt mụn trứng cá và bệnh chàm ở em bé ?

Sau đây là một vài ý kiến đã được Sống Việt Nam tóm tắt từ bài phỏng vấn của Tiến sĩ Ankur Rajvanshi , Chuyên gia tư vấn về Sơ sinh và Bác sĩ Nhi khoa, Tập đoàn Bệnh viện Cloudnine, Whitefield, Bengaluru:

1. Phân biệt mụn trứng cá và bệnh chàm ở em bé

Đối với các mẹ chưa có kinh nghiệm, quả thật việc phân biệt 2 tình trạng này ở trẻ em khá khó. Tuy nhiên, nếu chịu khó theo dõi, để ý 2 đặc điểm sau, bạn vẫn có thể phân biệt được

a. Về ngoại hình

Mụn trứng cá sẽ xuất hiện dưới dạng những vết sưng nhỏ trên mặt của trẻ. Tiến sĩ Rajvanshi cho biết, vùng da bị chàm có thể sần sùi tương tự, bên cạnh đó bạn cũng sẽ thấy những mảng da khô và bong tróc. Mẹ theo thường xuyên xem liệu bé có gãi vào vùng da đó không. Nếu bé có cảm giác ngứa ngáy, đó là một dấu hiệu thường thấy của bệnh chàm. Còn ngược lại, có thể bé đang bị nổi mụn trứng cá thông thường.

b. Về diện tích vùng da bị tổn thương

Mụn trứng cá và bệnh chàm ở em bé chủ yếu xuất hiện ở cằm, trán hoặc da đầu. Tuy nhiên, mụn trứng cá ở trẻ em cũng có thể xuất hiện ở lưng, cổ và ngực. Bệnh chàm thậm chí có thể xuất hiện trên đầu gối và khuỷu tay trong khi mụn thì không. Các mẹ hãy để ý xem nhé.

2. Khi nào thì trẻ sẽ gặp những vấn đề này ?

Chuyên gia cho biết mụn trứng cá xuất hiện khi trẻ mới sinh hoặc khi trẻ được khoảng 2 đến 4 tuần tuổi. Trong khi đó, bệnh chàm thường sẽ không xuất hiện cho đến khi trẻ được 3 đến 6 tháng tuổi.

3. Nguyên nhân khiến mụn trứng cá và bệnh chàm ở em bé xuất hiện

Theo chuyên gia, vẫn chưa xác nhận chính xác các nguyên nhân gây ra mụn ở trẻ sơ sinh, nhưng có thể chắc chắn là do ảnh hưởng của nội tiết tố trong cơ thể. Đối với trẻ sơ sinh bị mụn trứng cá, người ta tin rằng nội tiết tố từ mẹ vẫn còn trong cơ thể trẻ và chúng gây ra những thay đổi trên da. Lỗ chân lông trên da của em bé có xu hướng bị tắc dưới ảnh hưởng của nội tiết tố (androgen) của người mẹ.

Mặt khác, bệnh chàm xuất phát từ ảnh hưởng của môi trường đang sống. Ngoài ra, có ý kiến cho rằng bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền và đó là tình trạng mà chúng ta thường thấy trong gia đình qua nhiều thế hệ.

Mụn trứng cá ở em bé và những điều mẹ cần biết
Mụn trứng cá ở em bé và những điều mẹ cần biết

4. Vậy các tình trạng trên sẽ kéo dài trong bao lâu?

Mụn ở trẻ thường sẽ tự khỏi trong một khoảng thời gian, tuỳ vào từng trẻ mà khoảng thời gian này là từ 3 đến 6 tháng tuổi. Nhưng bệnh chàm thường bắt đầu từ 3 đến 6 tháng tuổi và là một tình trạng mãn tính hơn. May mắn là hầu hết trẻ mắc bệnh chàm đều khi lên 5 tuổi.

5. Điều trị mụn trứng cá và bệnh chàm ở em bé

Có một số mẹo nhỏ đơn giản, theo ý kiến của các chuyên gia, có thể giúp mẹ chữa lành mụn trứng cá và bệnh chàm ở em bé. Nhưng trước hết, hãy nhớ xác nhận rõ tình trạng của con bạn trước nhé.

Nếu bé nhà bạn bị mụn trứng cá, sau đây là những việc bạn nên làm:

  • Hãy sử dụng nước ấm để tắm và làm sạch. Nhớ sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ, lành tính cho bé
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc dạng gel hoặc dầu (oil).
  • Hạn chế cọ rửa hoặc chà xát mạnh những vùng bị tổn thương.
  • Và yên tâm là trong hầu hết các trường hợp, mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh sẽ tự khỏi

Hiện chưa có cách chữa khỏi bệnh chàm, nhưng có một vài cách để kiểm soát tình trạng da khô, đỏ và ngứa. Bạn cần hiểu, vấn đề chính của bệnh chàm là da không giữ nước như bình thường. Vì vậy, mục tiêu là sử dụng các phương pháp để cải thiện tình trạng khô da ở trẻ. Điều này có thể được thực hiện bằng cách thực hành như sau:

  • Cho con bạn tắm mỗi ngày, có thể không cần dùng đến xà phòng. Nhưng nếu phải sử dụng nó, hãy lựa chọn loại xà phòng dịu nhẹ và không gây dị ứng, không có mùi thơm.
  • Vỗ nhẹ cho da bé khô và tuyệt đối không chà xát. Sau đó bôi một loại kem thuốc theo đơn bác sĩ kê.
  • Thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm.
  • Sử dụng các loại bột giặt và chất làm mềm vải không có mùi thơm để hạn chất gây kích ứng tiếp xúc với da của em bé. Ngoài ra, ưu tiên sử dụng quần áo làm từ vải cotton.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *