Giải đáp: Da tay chân bị khô bong tróc phải làm sao?

Tại sao da tay chân bị khô? Da tay chân bị khô bong tróc phải làm sao? Đây là những thắc mắc được rất nhiều bạn gửi về cho Sống Việt Nam. Do đó, bài viết ngày hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật về hiện tượng da tay chân bị khô. Cùng tìm hiểu chi tiết bên dưới bạn nhé!

Tại sao da tay chân bị khô?

Da chân bị khô do đâu? Do thiếu độ ẩm

Nguyên nhân đầu tiên khiến cho da tay, chân bị khô đó là thiếu độ ẩm. Ở những vùng như gót và mu bàn chân thường sẽ tiết ra rất ít dầu.

Kích ứng

Việc đứng quá lâu hoặc mang giày không vừa size là những tác nhân ảnh hưởng đến bàn chân, tạo độ ma sát với làn da. Khi đó, những khu vực như bàn chân sẽ bị khô, chai sạn hay nứt nẻ.

Tại sao da tay chân bị khô?
Tại sao da tay chân bị khô?

Xà phòng

Xà phòng cũng như các loại hoá chất hằng ngày khiến cho làn da của bạn mất đi độ ẩm. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, lớp xà phòng này sẽ khiến cho gót chân, bàn chân của bạn tróc da.

Gót chân bị khô do lão hóa

Tuổi tác cũng là một trong những tác nhân gây nên tình trạng bong tróc. Khi quá trình lão hoá da diễn ra mạnh thì khả năng giữa được nước, trở nên mỏng hơn.

Mang giày thể thao

Đối với những vận động viên thể dục thể thao, họ thường xuyên phải mặc giày nên không thể tránh khỏi việc khô da. Nguyên nhân là vì mang giày quá lâu khiến cho các loại vi khuẩn giữa các ngón chân và dưới bàn chân sinh sôi và phát triển mạnh hơn.

Da tay chân bị khô do mắc các bệnh da liễu

Bên cạnh những nguyên nhân trên, da chân bị khô có thể do ảnh hưởng bởi một số bệnh lý da liễu như:

  • Bệnh chàm
  • Bệnh vảy nến
  • Suy tuyến giáp
  • Bệnh tiểu đường

Da tay chân bị khô bong tróc phải làm sao?

Da tay chân bị khô bong tróc phải làm sao để cải thiện? Hãy cùng Sống Việt Nam tìm hiểu nhé!

Sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết

Tẩy tế bào chết là cách để điều trị da chân và trị bàn chân bị bong da đơn giản nhưng hiệu quả. Các sản phẩm này giúp bạn loại bỏ lớp da bề mặt đã chết.

Da tay chân bị khô bong tróc phải làm sao?
Da tay chân bị khô bong tróc phải làm sao?

Để lột da chết tại nhà, bạn có thể dùng một trong hai sản phẩm sau:

  • Tẩy da chết vật lý: Bạn cần chuẩn bị hỗn hợp tẩy tế bào chết, bàn chải, bông tắm, … Bạn có thể mua sẵn hoặc tự làm tại nhà với mật ong, nước ấm và đường rồi sử dụng.
  • Tẩy da chết hóa học: Sản phẩm ở dạng kem, gel hay chất lỏng có chứa những thành phần với công dụng hoà tan tế bào chết trên da

Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn sản phẩm phù hợp. Hãy đọc kỹ thành phần độc hại, tránh gây nên hiện tượng kích ứng da.

Ngâm tay, chân trong nước ấm để cải thiện da chân bị bong tróc

Ngâm chân trong nước ấm là một trong những cách giúp bạn cải thiện tình trạng da chân bị bong tróc. Không những vậy, phương pháp này còn giúp bạn cải thiện lưu thông máu đến bàn chân, giúp ngăn ngừa tình trạng da khô hiệu quả.

Khi ngâm chân, bạn có thể kết hợp nhỏ thêm một lượng nhỏ giấm để điều trị tình trạng viêm. Giấm là chất có tính kháng khuẩn cực kỳ tốt, giúp bạn loại bỏ mùi hôi chân, vi khuẩn hiệu quả. Ngoài giấm, muối Epsom, mật ong, yến mạch, nước chanh, tinh dầu bạc hà, … cũng được sử dụng khi da tay chân bị khô bong tróc.

Da tay chân bị khô bong tróc phải làm sao? Giữ ẩm cho da ở bàn chân tay bằng kem dưỡng

Việc giữ ẩm cho bàn tay, chân ở mức độ nhất định chính là giải pháp giúp bạn giảm da khô hiện có và ngăn ngừa da khô mới tích tụ. Các bạn nên giữ ẩm cho bàn chân ngay sau khi thực hiện tẩy tế bào chết.

Khi thoa kem dưỡng ẩm, hãy tránh những loại kem dưỡng có chứa cồn, màu tự nhiên, … Đây là các thành phần có thể khiến tình trang da khô trở nên tồi tệ hơn.

Da tay chân bị khô bong tróc phải làm sao? Giữ ẩm cho da ở bàn chân tay bằng kem dưỡng
Da tay chân bị khô bong tróc phải làm sao? Giữ ẩm cho da ở bàn chân tay bằng kem dưỡng

Bạn nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có chứa các thành phần: chất làm ẩm (nha đam, axit hyaluronic…), chất làm mềm (bơ, dầu thực vật…), các chất bổ sung (lanolin, dầu dừa…), … để cải thiện khô da hiệu quả và nhanh hơn.

Hy vọng bài viết sẽ đem đến cho bạn những thông tin bổ ích về da tay chân bị khô bong tróc phải làm sao. Nếu bạn còn có vướng mắc ở vấn đề nào khác, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết để Sống Việt Nam giải đáp nhé.


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *