Ho ra máu là bệnh gì là một trong những thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân. Nhiều bác sĩ chia sẻ, ho ra máu là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Đáng chú ý phải kể đến, ung thư phổi, phế quản, … Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Sống Việt Nam tìm hiểu về các bệnh liên quan đến ho ra máu các bạn nhé!
Biểu hiện ho ra máu là bệnh gì?
Ho ra máu là một trong những biểu hiện nguy hiểm mà các bạn cần phải quan tâm. Vậy ho ra máu là bệnh gì? Cụ thể, bạn có thể đang mắc các bệnh:
- Lao phổi
- Giãn phế quản
- Ung thư phổi, viêm phổi
- Bệnh lý về phế quản: Viêm phế quản cấp tính và mạn tính, hen phế quản.
- Bệnh lý về tim mạch: Tăng huyết áp, suy tim.
- Bệnh lý toàn thân: Nhiễm khuẩn huyết, thiếu vitamin C…
- Nguyên nhân do những bệnh lý ngoại khoa: Chấn thương, đụng giập lồng ngực, gãy xương sườn.
Để kết luận nguyên nhân chính xác nhất và biết được ho ra máu là bệnh gì? Các bạn hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để tiến hành xét nghiệm như: chụp X-quang, chụp cắt lớp CT, sinh thiết để phát hiện những bất thường tại cơ quan hô hấp.
Xem thêm các bài viết:
- Rubella là bệnh gì? Triệu chứng và tác động đối với cơ thể
- Mọc mụn ở lưng là bệnh gì? Cách khắc phục mụn lưng như thế nào?
- Thường xuyên bị cảm là dấu hiệu của bệnh gì?
Nên làm gì khi bị ho ra máu?
Tùy từng trường hợp ho ra máu sẽ có những cách xử lý khác nhau, cụ thể:
Ho ra máu nhẹ
Cụ thể, lượng máu mà bệnh nhân ho ra mỗi ngày dưới 50ml/ngày. Máu ho ra tạo thành từng vệt lẫn cùng với chất khạc hoặc chỉ vài ngụm máy nhỏ. Khi đó, bệnh nhân nên nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh, uống thuốc cầm máu. Sau đó, bạn chỉ nên bổ sung thức ăn lỏng (sữa, súp), uống nước mát, …
Trường hợp này, các bạn có thể điều trị và chăm sóc ngay tại nhà. Nếu bệnh nhân cầm được máu thì có nghĩa tình trạng bệnh đã ổn định. Tuy nhiên, các bạn vẫn phải đến ngay cơ sở y tế để xác định nguyên nhân và điều trị triệt để.
Ho ra máu trung bình
Lượng máu ho mà bệnh nhân 50-200 ml/ngày. Bệnh nhân cần phải đến bệnh viện để tiến hành điều trị ngay.
Ho ra máu nặng
Lượng máu ho ra mỗi ngày trên 200ml/ngày. Bệnh nhân cần phải được điều trị và theo dõi lâu dài tại các cơ sở y tế. Truyền máu có thể được chỉ định khi bệnh nhân mất nhiều máu.
Một số biện pháp tránh ho ra máu tại nhà
Bên dưới là một số biện pháp giúp bạn tránh được việc ho ra máu tại nhà. Hãy cùng lưu ngay để mang ra sử dụng khi cần các bạn nhé!
- Tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả nhằm cung cấp vitamin, khoáng chất, chất vi lượng giúp tốt cho sức khỏe và hệ miễn dịch của cơ thể.
- Cân bằng thời gian học tập, làm việc và ngủ. Ngủ đủ giấc (7 – 8 tiếng/ngày đối với người lớn).
- Không nên vận động quá sức, tránh gây tác động mạnh đến phổi
- Kiêng những thực phẩm có chứa các chất kích thích, cụ thể: trà đặc, cà phê, ớt, rượu, thuốc lá.
- Trong chế độ ăn uống, các bạn nên ăn bổ sung những loại thực phẩm có tính chất thanh nhiệt, ăn nhiều hoa quả tươi để bổ sung lượng vitamin thiếu hụt.
Vậy là chúng ta đã biết được ho ra máu là bệnh gì rồi. Ho ra máu là một trong những bệnh cấp cứu nội khoa do nhiều nguyên nhân gây ra, phần lớn bệnh về hô hấp. Do đó, các bạn hãy theo dõi kỹ tình trạng và đến ngay cơ sở y tế uy tín để tham khảo ngay nhé! Sống Việt Nam chúc bạn luôn khoẻ mạnh.
Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về Các loại bệnh khác tại website của chúng tôi để bảo vệ sức khoẻ của bản thân và gia đình nhé.