Sử dụng điện thoại thông minh tưởng chừng đơn giản nhưng nhiều người vẫn chưa biết cách dùng như nào cho đúng. Đặc biệt, bạn thường xuyên có những thói quen khiến điện thoại bị nóng và giảm tuổi thọ. Trong bài viết này, hãy cùng Sống Việt Nam tìm hiểu chi tiết qua bài viết bên dưới để bảo vệ dế yêu của mình bạn nhé.
Thói quen khiến điện thoại bị nóng – Thường xuyên sử dụng ốp thoại
Bao da, ốp lưng điện thoại là một trong những phụ kiện làm đẹp cho chiếc điện thoại của bạn. Đặc biệt, ốp còn giúp bạn tránh được những tác động va đập một cách tốt nhất. Tuy nhiên, việc sử dụng ốp thường xuyên khiến cho điện thoại của bạn dễ bị nóng. Đặc biệt là trong quá trình sạc pin.
Xem thêm:
- ASMR là gì? Những lợi ích mà ASMR mang lại
- TOP 3 ứng dụng điều khiển máy lạnh bằng điện thoại
- Mách bạn cách sử dụng máy sấy tóc tạo kiểu đẹp, thuận tiện
Không tắt những kết nối khi không cần thiết
Trong quá trình sử dụng điện thoại, đôi khi bạn bạn sẽ kết nối rất nhiều thiết bị như AirDrop, Bluetooth hay bật wifi/3g. Sau khi sử dụng, bạn thường có xu hương bật như vậy để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, việc bật các kết nối khi không thực sự cần thiết khiến điện thoại của bạn nhanh chóng hết pin, dễ bị nóng nữa nhé.
Không cập nhật điện thoại và ứng dụng
Các ứng dụng trên điện thoại thường được nâng cấp mỗi tháng, mỗi năm nhằm đem đến trải nghiệm tốt nhất. Tuy nhiên, nhiều bạn thường có thói quen không cập nhật bởi chỉ thích sử dụng phiên bản cũ để dễ dàng thao tác.
Việc này là hoàn toàn sai lầm đấy nhé. Trong nhiều trường hợp, điện thoại bạn bị nóng quá mức là do những lỗi trong hệ điều hành hiện tại bạn đang sử dụng. Những bản cập nhật mới sẽ sửa chữa các lỗi này và cải thiện quy trình một cách hoạt động, giúp điện thoại của bạn không bị nóng.
Sạc pin không đúng cách
Có thể bạn chưa biết, sạc pin không đúng cách cũng là một trong những thói quen khiến điện thoại bị nóng. Nguy hiểm hơn là hiện tượng cháy nổ nếu máy quá nóng. Trong quá trình sạc pin, bạn không nên sử dụng ốp, không đặt điện thoại dưới gối, trên giường ngủ, .. Việc này giúp giảm thiểu tình trạng máy nóng một cách đột ngột.
Để điện thoại gần máy tính, máy tính bảng hoặc điện thoại khác
Để điện thoại gần máy tính, máy tính bảng hoặc điện thoại khác cũng là thói quen không tốt mà bạn cần bỏ. Nhiều người thường đặt điện thoại, máy tính hoặc máy tính bảng gần nhau để dễ dàng tìm kiếm và sử dụng. Tuy nhiên, việc này khiến cho các thiết bị nóng lên, truyền nhiệt sang cho nhau. Kết quả là tuổi thọ và độ bền của chúng cũng bị ảnh hưởng một cách đáng kể.
Chơi game hoặc xem phim quá lâu
Khi các bạn xem một bộ phim dài hoặc chơi game quá lâu trên điện thoại, bộ xử lý sẽ phải hoạt động liên tục. Điều này khiến nhiệt độ điện thoại tăng lên một cách chóng mặt. Chính vì vậy, bạn nên dùng điện thoại trong một khoảng thời gian hợp lý, tránh chơi game hoặc xem phim quá lâu làm cho điện thoại bị nóng quá.
Không sử dụng Chế độ tối
Ngày nay, màn hình của những chiếc điện thoại thông minh ngày càng lớn và có độ sáng cao. Tuy nhiên, đây cũng là lý do khiến cho điện thoại tiêu hao nhiều năng lượng và nhanh chóng bị nóng hơn so với bình thường. Khi đó, bạn nên lựa chọn chế độ màn hình tối hay Dark mode để thoại không bị nóng cũng như tiêu hao lượng pin lớn nhé.
Phía bên trên, Sống VN đã chia sẻ đến bạn những thói quen khiến điện thoại bị nóng và hư hỏng. Hy vọng các bạn sẽ có thêm những mẹo vặt hữu ích để bảo vệ dế yêu của bạn. Nếu còn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy cmt bên dưới bài viết để được giải đáp nhé.