Nếu trong gia đình bạn có thành viên đang mắc bệnh tiểu đường, thì việc kiểm soát chế độ ăn uống để kiểm soát lượng đường trong máu là điều không thể bỏ qua. Và việc theo dõi, đo lượng đường trong máu là việc mà bạn phải làm mỗi ngày. Thế nhưng có bao giờ bạn thấy bất ngờ do các chỉ số đường huyết thay đổi đột ngột, tăng giảm thất thường, dù trước đó vẫn đang ổn định ?
Sau đây là 5 lý do thường gặp khiến chỉ số đường huyết thay đổi, dù bạn đã cực kì nghiêm túc ăn uống và sinh hoạt khoa học.
1. Một số thông tin thêm bạn cần biết về bệnh tiểu đường
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có khoảng hơn 422 triệu người trên toàn cầu mắc bệnh tiểu đường (bệnh đái tháo đường). Trong 30 năm qua, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2 đã tăng lên đáng kể. Nhưng hãy bình tĩnh, đừng sợ hãi bởi các số liệu thống kê. Theo Tiến sĩ Shahid Shafi Bhat , Chuyên gia tư vấn Nội khoa, Tập đoàn Bệnh viện Ujala Cygnus ở Moradabad đã kể ra những thứ có thể khiến lượng đường trong máu của bạn dao động bất thường.
Dành cho những bạn chưa biết, đây là một nhóm các tình trạng liên quan đến trao đổi chất mãn tính, được đặc trưng bởi lượng đường trong máu cao. Nó là kết quả của việc cơ thể không có khả năng sản xuất insulin hay đề kháng với hoạt động của insulin, hoặc tệ hơn là cả 2 kết quả trên.
2. Đây là 5 nguyên nhân khiến kết quả đo đường huyết của bạn thay đổi
Ngoài việc thực hiện đúng về chế độ ăn uống hợp lý và sinh hoạt khoa học, hạn chế tinh bột và đường dung nạp vào cơ thể, bạn cần lưu ý một số điều sau để kiểm soát tốt nhất lượng đường trong máu nhé.
1. Sinh hoạt ở môi trường có nhiệt độ cao
Khi bạn nước tắm hay ngâm mình bằng nước nóng; khi bạn di chuyển ngoài trời đầy nắng nóng, da bị cháy nắng, hoặc đơn giản là sinh hoạt lâu trong môi trường có nhiệt độ quá cao có thể khiến các mạch máu giãn ra. Chuyên gia cho biết điều này khiến insulin hấp thụ nhanh hơn và có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp. Từ đó, kết quả đo đường huyết của bạn có thể bị ảnh hưởng.
2. Dùng đường tinh luyện
Lưu ý là bạn nên tránh các loại đường như glucose, sucrose, và tất cả các sản phẩm liên quan như nước ngọt và đồ ngọt, trừ khi bị bệnh nặng hoặc các đợt hạ đường huyết. Tiến sĩ Bhat cho biết những thực phẩm này chứa đường đơn mà cơ thể dễ hấp thụ, khiến lượng đường trong máu tăng nhanh.
3. Mất ngủ
Khi cơ thể mất ngủ, không ngủ đủ giấc sẽ dẫn đến cơ thể rơi vào tình trạng căng thẳng. Và tâm lý căng thẳng có thể khiến những lượng đường trong máu của bạn tăng cao đấy.
4. Cơ thể bị mất nước
Để dễ hình dung, bạn có thể hiểu đơn giản rằng khi uống ít chất lỏng (nước) hoặc khi bạn hoạt động nhiều, dẫn đến cơ thể bị mất nước, khi đó máu trở nên đặc, dẫn đến việc tăng đường huyết. Mặt khác, khi lượng đường trong máu đạt mức cao lại khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Điều đó có nghĩa là cơ thể lại bị mất nước nhiều hơn.
5. Thói quen bỏ bữa sáng
Sau một đêm ngủ dây, khi khoảng cách giữa bữa tối hôm trước đến bữa sáng hôm sau cách nhau đến hơn 10 tiếng, khi đó cơ thể bạn đang “đói”. Vậy nên nếu bỏ qua cả bữa sáng, cơ thể bạn cần dung nạp nhiều đường hơn vào bữa trưa và tối, để bù lại lượng đường thiếu đang thiếu hụt. Khi đó, đường huyết lại tăng một cách bất ngờ. Bất kì ai, đặc biệt là những người đang bị bệnh tiểu đường, hãy đảm bảo luôn bắt đầu ngày mới với một bữa sáng lành mạnh.
Trên đây là một số lý do thường gặp khiến cho kết quả đo đường huyết của bạn thay đổi bất thường trong một khoảng thời gian ngắn. Vậy nên, theo lời khuyên của các chuyên gia, để chắc chắn bạn nên thực hiện khi nhiệt độ hoàn toàn ổn định, nên đó trước và sau bữa ăn, khi mà lượng thức ăn mới vừa tham gia vào quy trình tiêu hoá trong cơ thể. Lấy chỉ số trung bình giữa các lần đo trong ngày, đây sẽ là kết quả gần chính xác nhất.
Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về Các loại bệnh khác tại website của chúng tôi để bảo vệ sức khoẻ của bản thân và gia đình nhé.