Tiêm filler là gì? Tiêm filler không tan phải làm sao?

Tiêm filler là một trong những quy trình thẩm mỹ nội khoa. Khi tiêm không đúng kỹ thuật, filler có thể không tan và gây biến chứng. Vậy tiêm filler không tan phải làm sao? Hãy cùng Sống Việt Nam tìm hiểu chi tiết qua bài viết bên dưới các bạn nhé.

Tiêm filler là gì?

Filler hay còn được biết đến với tên gọi khác là chất làm đầy. Thành phần chính của filler đó là Acid Hyaluronic (HA), một chất tồn tại tự nhiên bên trong con người. Loại Acid này cũng là cấu trúc phân tử đặc biệt có thể giúp cho làn da của bạn được hồng hào, đẹp tự nhiên nhưng vô cùng an toàn.

Tiêm filler là gì?
Tiêm filler là gì?

Trong lĩnh vực thẩm mỹ, filler giúp cho làn da của bạn được căng bóng, có thể xoá bỏ và làm mờ các nếp nhăn, vết chân chim. Đặc biệt, kỹ thuật này còn có thể khắc phục tình trạng chảy xệ và nhăn nheo.

Cụ thể, bạn có thể tìm kiếm một số ứng dụng của tiêm filler như sau:

  • Làm đầy và căng má.
  • Xóa bỏ hoặc làm mờ đi những nếp nhăn, vết chân chim ngay trên khuôn mặt.
  • Giảm những vùng trũng tại vùng da dưới mắt.
  • Làm mờ những vết sẹo nhỏ.
  • Tạo hình bờ môi đẹp, làm đầy môi và giúp cho bạn có được bờ môi căng mọng.
  • Nâng cao mũi, giúp làm thon gọn mũi.
  • Nâng chân mày.
  • Làm đầy vành tai.

Nguyên nhân khiến filler không tan là gì?

Phía bên dưới là một số nguyên nhân khiến cho filler không tan:

Filler được tiêm vào cơ thể không có chứa thành phần Acid Hyaluronic

Như đã đề cập ở trên, filler được dùng phổ biến hiện nay có chứa axit Acid Hyaluronic (HA). Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn tan filler tự nhiên. Đối với những trường hợp tiêm filler không tan, khả năng cao filler mà bạn tiêm không có chứa thành phần này. Thậm chí filler mà bạn tiêm có thể chứa silicon lỏng.

Nguyên nhân khiến filler không tan là gì?
Nguyên nhân khiến filler không tan là gì?

Xem thêm:

Sử dụng liều lượng filler quá nhiều

Đối với từng bộ phận trên cơ thể, hàm lượng filler tiêm vào sẽ khác nhau. Nếu liều lượng đưa vào vị trí đó nhiều hơn quy định thì có thể dẫn đến filler không bị tan hết hoặc cần nhiều thời gian mới có thể phân huỷ được. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi thực hiện kỹ thuật làm đẹp này.

Loại filler được tiêm có chất lượng kém

Loại filler được tiêm có chất lượng kém cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng filler không tan. Khi sử dụng sản phẩm kém chất lượng sẽ xảy ra những biến chứng như: bầm tím, sưng tấy, vón thành cục, … Khi đó, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng tránh lựa chọn dịch vụ kém chất lượng.

Trên thực tế, số tiền mà bạn bỏ ra cho 1 liệu trình rơi vào khoảng 10.000.000 – 30.000.000 VNĐ. Chính vì vậy, các dịch vụ có mức giá rẻ vài trăm nghìn thường không có nguồn gốc rõ ràng.

Tiêm filler không tan phải làm sao?

Filler không tan trong thời gian dài ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ hoặc biến chứng. Chính vì vậy, việc làm tan filler thực sự cần thiết nếu không đúng kỹ thuật và đảm bảo chất lượng.

Tiêm filler không tan phải làm sao?
Tiêm filler không tan phải làm sao?

Bên dưới là những cách xử lý filler không tan mà bạn có thể thực hiện:

  • Di chuyển đến cơ sở y tế chuyên khoa để tiến hành thăm khám lại. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành xác định loại filler mà mình đã tiêm và thực hiện kỹ thuật tiêm tan đúng quy định. Bao gồm việc cân đối lượng thiết, vị trí tiêm và tiêm đúng lớp.
  • Nếu không thể làm tan filler thì bạn tiến hành thủ thuật nạo vét filler. Kỹ thuật này cần thực hiện với những người bị tiêm nhầm sản phẩm silicon dạng lỏng. Thủ thật này cần thực hiện nhanh chóng, chính xác và thực hiện trong môi trường vô trùng.
  • Sử dụng các loại thuốc kháng viên, chống phù nề để thực hiện tan filler bằng phẫu thuật để tránh được tác dụng phụ. Khi uống thuốc, bạn nên thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Vậy là bạn đã có được đáp án cho thắc mắc tiêm filler không tan phải làm sao? Tiêm filler là một trong những phương pháp làm đẹp hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua. Tuy nhiên, hãy tìm kiếm và lựa chọn cho mình một địa chỉ uy tín, chất lượng. Nếu còn có thắc mắc, hãy cmt bên dưới bài viết của Sống VN nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *