Ăn uống đúng cách, tránh ngộ độc thực phẩm

Theo thống kê, các trường hợp nhập viện do ngộ độc thực phẩm tăng mạnh trong mùa hè. Thời tiết nóng, ẩm trong thời điểm này là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Thật là tồi tệ sau khi ăn một bữa thật ngon, bạn lại cảm thấy đau bụng, buồn nôn… phải không? Sau đây là một số điều bạn cần lưu ý để tránh những trường hợp đáng tiếc sau bữa ăn.

1. Những dấu hiệu cho biết bạn đang bị ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm thường rất dễ phát hiện qua các dấu hiệu như:

  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Nôn mửa

Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy cạn kiệt năng lượng và cơ thể mệt mỏi do thiếu nước.

Các dấu hiệu thường gặp khi bị ngộ độc thực phẩm
Các dấu hiệu thường gặp khi bị ngộ độc thực phẩm

2. Một vài lưu ý về việc ăn uống đúng cách, phòng ngừa ngộ độc

Giữ tay và bề mặt nhà bếp luôn sạch sẽ

Đây luôn là lưu ý đầu tiên và quan trọng nhất để giữ vệ sinh trong khi nấu nướng. Trước khi bắt đầu nấu ăn, hãy đảm bảo rằng bạn đã rửa tay và lau sạch các bề mặt làm việc trước, trong và sau khi chuẩn bị thức ăn. Tất cả bao gồm bàn tay, thớt, mặt bàn và đồ dùng nấu nướng của bạn. Nhà bếp thường là nơi sinh sản của vi trùng và chúng phát triển mạnh ở nhiều nơi xung quanh nhà bếp của bạn. 

Phân loại các nhóm thực phẩm và chế biến riêng biệt

Bạn cần thực hiện phân nhóm các loại thực phẩm tươi sống (trứng, thịt, các loại hải sản…) với các thực phẩm ăn liền. Sử dụng các loại thớt khác nhau để chế biến các nhóm này.

Và tất nhiên, cần phân chia khu vực bảo quản riêng biệt đối với từng nhóm thực phẩm, khi cất chúng vào tủ lạnh, tủ mát…

Phân loại các nhóm thực phẩm để chế biến và bảo quản hợp vệ sinh
Phân loại các nhóm thực phẩm để chế biến và bảo quản hợp vệ sinh

Chuẩn bị nấu ăn

Bạn cần biết rằng, một vài loại thực phẩm khi kết hợp cùng nhau có thể sản sinh ra một số hoạt chất không tốt cho sức khoẻ. Vậy nên, bạn cần tránh nấu chúng chung với nhau trong cùng một món hoặc giữa các món ăn với nhau.

Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng bạn đã nấu các loại thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp, để chúng chín hoàn toàn. Hạn chế thấp nhất các món ăn tươi sống.

Bảo quản thực phẩm đúng cách

Các thực phẩm, sau khi chế biến cần được bảo quản lạnh ở 5 độ C (tương đương 40 độ F) hoặc thấp hơn để tránh hư hỏng, biến chất. Các thức ăn đã được nấu chín hoặc thức ăn thừa, cần cho vào tủ lạnh trong vòng 2 giờ hoặc 1 giờ, nếu thực phẩm đã tiếp xúc với nhiệt độ rất cao. Đây là điều quan trọng khi chế biến và ăn uống đúng cách, giúp bảo vệ sức khoẻ của bạn và người thân.

Thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng các loại thực phẩm

Chúng ta thường có thói quen bỏ qua việc kiểm tra hạn sử dụng của thực phẩm. Bạn cần biết rằng, nếu ăn uống các thức ăn đã hết hạn, dù đã nấu nướng kỹ, vẫn có thể gây ngộ độc thực phẩm.

Đối với các sản phẩm đóng hộp hoặc ăn liền, bạn hãy kiểm tra ngày hết hạn được in rõ trên bao bì. Với các sản phẩm tươi sống, bạn có thể nhìn hoặc ngửi để kiểm tra độ tươi của thực phẩm. Nếu thực phẩm có mùi hôi sau khi mở niêm phong, bạn có thể trả lại hoặc vứt bỏ, nhưng tuyệt đối không được dùng vị giác để đánh giá chất lượng của thực phẩm.

Hãy đảm bảo các loại thực phẩm bạn ăn vẫn còn hạn sử dụng
Hãy đảm bảo các loại thực phẩm bạn ăn vẫn còn hạn sử dụng

Rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến hoặc bảo quản trong tủ lạnh

Ngoài việc vệ sinh tay và vật dụng nhà bếp, bạn cũng cần sơ chế sạch sẽ thực phẩm trước khi chế biến nhé. Các loại thực từ sau khi thu hoạch đến tay người tiêu dùng trải qua rất nhiều giai đoạn, trong suốt quá trình trên, rất dễ bị nhiễm khuẩn.

Trái cây và rau củ bị ô nhiễm bởi động vật, trong các điều kiện trồng trọt khác nhau hoặc bởi những người mà chúng tiếp xúc trước khi tìm thấy vị trí của chúng trong nhà bếp của chúng ta. Rửa thực phẩm sẽ làm sạch tất cả các vi khuẩn có hại trên bề mặt. Đối với các loại thịt, ngay cả khi lớp da bên ngoài đã tách ra, vẫn cần rửa sạch để vi khuẩn không truyền từ thịt đến các loại dụng cụ khi chế biến.

Sống Việt Nam tổng hợp.


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *