Đôi khi bạn hay bị tình trạng chuột rút ngón chân, phải không? Dù nặng hay nhẹ, điều này cũng gây đau đơn, khó chịu khi đi lại, sinh hoạt. Rất nhiều người cũng gặp tình trạng như bạn đấy. Vậy hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và một số bài tập yoga tại nhà đơn giản giúp bạn cải thiện tình trạng này nhé.
1. Hiện tượng chuột rút ngón chân là gì?
Theo tiến sĩ Easwaran, Khoa Chỉnh hình và Nội soi khớp, Bệnh viện Max Super, giống như chuột rút ở bất kỳ nhóm cơ nào, chuột rút ở ngón chân cũng là sự co rút không chủ ý của các cơ. Trong trường hợp này, đây là các cơ ngón chân, đặc biệt là các cơ giúp uốn cong ngón chân.
Biểu hiện của tình trạng này là chân bị đau dữ dội và các ngón chân bị cong liên tục khi bạn bị chuột rút. Bạn tưởng chừng như thể mặt đất đang trượt dưới chân bạn.
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng này
Tiến sĩ Easwaran cho biết một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu được dùng để điều trị huyết áp cao là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Đối với phụ nữ, sự thiếu hụt magie trong giai đoạn thai kì cũng có thể gây chuột rút. Bên cạnh đó, những bênh nhân chạy thận nhân tạo cũng thường xuyên cảm nhận tình trạng này. Và dưới đây là các nguyên nhân khác:
Do bạn bị chấn thương
Nếu bạn vô tình làm tổn thương các nhóm mô và cơ ở ngón chân, bàn chân hay bắp chân, bạn sẽ dễ bị chuột rút ở những bộ phận này.
Cơ thể bị mất nước
Một nguyên nhân phổ biến nhất của chứng chuột rút ở ngón chân là do cơ thể bị thiếu hụt hay mất nước. Nó đặc biệt có khả năng gây ra tình trạng đau nhức này khi các cơ đã bị thương hoặc khi giày của bạn bị chật và làm ngón chân bị đau.
Máu lưu thông kém
Có thể bạn chưa biết, trường hợp máu lưu thông đến các cơ bị thiếu hụt, không đủ cũng là nguyên nhân gây căng cơ, đau nhức đấy. Ví dụ điển hình của trường hợp này là khi bạn ngồi làm việc, sinh hoạt quá lâu, đặc biệt là tư thế ngồi bắt chéo chân dễ khiến cho lượng máu đến chân bị giảm. Ngoài ra, nếu bạn đang bị bệnh tiểu đường (đái tháo đường) thì cũng dễ gặp tình trạng này.
Loạn trương lực cơ
Loạn trương lực cơ là hiện tượng rối loạn vận động, do sự bất đồng bộ từ tín hiệu não và tuỷ sống. Biểu hiện của hiện tượng này là các cơ các cơ vận động hoặc cử động không tự chủ, lặp lại nhiều lần. Từ đó có thể gây ra tình trạng chuột rút ở các bộ phận đang có vấn đề.
2. Một số bài tập yoga tại nhà giúp giảm hiện tượng chuột rút ngón chân
Theo tiến sĩ Easwaran, cách tốt nhất để điều trị chứng chuột rút ở ngón chân là vận động tích cực các cơ khi bị ảnh hưởng. Bạn có thể bắt đầu bằng việc xoa bóp phần bị đau, đi bộ nhanh, chạy nhẹ hoặc thử các bài tập yoga tại nhà đơn giản.
Trikonasana
- Giữ hai chân của bạn cách nhau khoảng 80 – 90cm và di chuyển bàn chân của bạn ra ngoài một góc 90 độ với hai bàn tay của bạn mở ra.
- Cúi người sang một bên trong khi nhìn về phía tay trên của bạn.
- Giữ nguyên tư thế trong 10 giây rồi lặp lại các bước với bên còn lại.
Adho mukha svanasana
- Nếu bạn đã biết tư thế Vajrasana, hãy đặt lòng bàn tay trước mặt bạn.
- Nâng vùng thân trên của hông lên và giữ trong 10 giây rồi thả lỏng.
Janusirsasana
- Giữ chân phải gập lại và duỗi thẳng chân trái về phía trước.
- Duỗi hai tay lên và uốn cong ngón chân vào trong.
- Cúi người về phía trước và thử chạm trán vào đầu gối.
Tương tự như các vấn đề sức khoẻ khác, ngoài các động tác yoga vừa kể trên, bạn cần đảm bảo một chế độ dinh dưỡng đầy đủ các chất thiết yếu, như magie… để hạn chế bị chuột rút nhé. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện việc đi chân trần trên cát hoặc cỏ để giúp massage các cơ một cách tự nhiên, đồng thời tăng sức khoẻ cho bắp chân.