Bầu ăn bột sắn dây được không là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu. Bột sắn dây là thực phẩm vô cùng quen thuộc, chứa nhiều dưỡng chất cần thiết đối với cơ thể. Tuy nhiên, mẹ bầu cần tìm hiểu kỹ thông tin trước khi bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Trong bài viết này, bạn hãy cùng Sống VN tìm hiểu về chủ đề dinh dưỡng này nhé.
Bầu ăn bột sắn dây được không?
Bầu ăn bột sắn dây được không là thắc mắc của nhiều mẹ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng và bác sỹ thai sản, bột sắn dây hoàn toàn an toàn đối với sức khoẻ của mẹ và bé. Thực phẩm này có chứa nhiều chất dinh dưỡng để bé phát triển. Vì vậy, mẹ có thể bổ sung sắn dây vào thực đơn của mình nhé.
Xem thêm:
- Bầu ăn xúc xích được không? Mẹ bầu nên ăn xúc xích gì?
- Táo bón khi mang thai và cách khắc phục an toàn nhất
- Bà bầu ăn khoai môn được không? Một số lưu ý khi mẹ bầu ăn khoai môn
Thành phần dinh dưỡng bột sắn dây
Sắn dây là một trong những loại thực vật thân leo có củ. Sắn dây thường được mài ra thành dạng bột và pha uống. Cụ thể, trong 100g bột sắn dây có chứa những chất dinh dưỡng sau:
- Protein chiếm 0.7g
- Chất xơ chiếm 0.8g
- Carbs chiếm 84.3g
- Canxi chiếm 18mg
- Sắt chiếm 1.5mg
- Phot pho chiếm 20mg
Lợi ích khi bà bầu ăn bột sắn dây
Bà bầu ăn bột sắn dây có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Bên dưới là một số lợi ích mà bạn không thể bỏ qua khi bổ sung thực phẩm này:
Sắn dây cung cấp một lượng lớn folate cho mẹ bầu
Folate là một loại vitamin thuộc nhóm B, đóng vai trò quan trong trong thai kỳ. Nếu mẹ thiếu folate thì em bé có nguy cơ mắc dị tật ống thần kinh hoặc dị tật bẩm sinh. Khi đó, mẹ có thể chọn sắn dây để bổ sung vào thực đơn nhằm đáp ứng hàm lượng folate cần thiết cho cơ thể.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn
Bà bầu ăn bột sắn dây giúp cải thiện chức năng của hệ tiêu hoá, điều hoà đường ruột. Sắn dây có tính hàn, thanh mát, có thể giúp cho mẹ bầu tránh được tình trạng táo bón trong thai kỳ. Hàm lượng tinh bột trong củ sắn dây còn có thể làm dịu triệu của hội chứng ruột kích thích gây ra.
Sắn dây giúp trung hòa hàm lượng axit và kiềm trong cơ thể
Theo đánh giá của các chuyên gia, các bệnh tật bên trong cơ thể chúng ta thường hình thành do mất cân bằng axit và kiềm. Khi đó, bổ sung bột sắn dây với hàm lượng canxi cloric giúp mẹ cần bằng lượng axit và kiềm. Đây là giải pháp hiệu quả nhằm, ngăn ngừa tăng cân, lão hoá sớm, ung thư, các bệnh về thần kinh, …
Tốt cho sức khỏe của hệ tim mạch
Thành phần Kali có bên trong bột sắn dây có tác dụng điều chỉnh nhịp tim và điều hoà huyết áp. Khi đó, mẹ có thể giảm thiểu tối đa tình trạng tăng huyết áp thai kỳ. Nếu mẹ bầu đang bị những bệnh liên quan đến huyết áp, hãy bổ sung bột sắn dây với liều lượng vừa phải để cải thiện sức khoẻ nhé.
Xem thêm:
- Giải đáp thắc mắc: Sau sinh bao lâu thì uống vitamin tổng hợp?
- [Góc hỏi đáp] Mẹ bầu nên uống canxi vào tháng thứ mấy?
- Chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ sau khi sinh “chuẩn khoa học”
Cách pha bột sắn dây ngon
Bột sắn dây có thể pha bằng 1 trong 2 cách như sau: pha dạng sệt và dạng sữa. Cụ thể cách pha như sau:
Pha bột dạng sệt
- Đầu tiên, bạn trộn đều hỗn hợp hai muỗng canh bột sắn dây cùng với 1 muỗng cà phê đường và 3 thìa súp lọc.
- Sau đó, bạn cho khoảng 250ml nước nóng vào và khuấy đều đến khi nào thấy hỗn hợp có dạng sệt là được. Mẹ cũng có thể cho thêm đá vào nếu thích nhé.
- Cách pha bột sắn dây này thích hợp đối với các mẹ đang bị nóng trong người, sức khoẻ bình thường.
Pha bột dạng sữa
- Đầu tiên, mẹ lấy một muỗng cà phê sữa đặc hoà cùng với 2 muỗng canh nước ấm. Sau đó, bạn đợi muỗng cà phê sữa đặc hòa cùng với 2 muỗng canh nước ấm rồi để nguội và cho vào một thìa bột sắn dây rồi khuấy đều lên.
- Mẹ tiếp tục cho hỗn hợp vào nồi và tiến hành đun sôi. Trong lúc đun, mẹ sử dụng đũa khuấy đều đến khi nào thấy bột sánh lại là được. Tiếp tục nấu chảng một muỗng cà phê đường kín thành nước đường.
- Khi hỗn hợp bột sắn chín thì bạn múc ra ly và rưới nước đường lên bề mặt.
- Nếu thích, mẹ có thể cho thêm một ít đá viên vào ly để thưởng thức nhé.
Trên đây, Sống VN đã giải đáp thắc mắc bầu ăn bột sắn dây được không? Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn trong việc chăm sóc sức khoẻ của mẹ và bé. Nếu còn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy cmt bên dưới bài viết để được giải đáp nhé.