Chuyên gia giải đáp: Mấy tháng trẻ ăn dặm được?

Tập cho con ăn dặm từ khi còn sớm là một trong những việc làm mà mẹ cần quan tâm. Vậy, mấy tháng trẻ ăn dặm được và cần lưu ý những gì khi ăn dặm? Hãy cùng Sống Việt Nam thảo luận về chủ đề này qua bài viết bên dưới các bạn nhé.

Mấy tháng trẻ ăn dặm được?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ tròn 6 tháng là có thể ăn dặm được. Lý do là vì nguồn năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ để cung cấp hơn 1/2 calo hằng ngày cho con. Khoảng 450kcal/ngày, trong khi đó trẻ cần khoảng 700kcal/ngày.

Mấy tháng trẻ ăn dặm được?
Mấy tháng trẻ ăn dặm được?

Ngoài ra, các chất thiết yếu từ sữa mẹ không đủ để nạp năng lượng và giúp con phát triển toàn diện. Nếu không cho con ăn dặm thì rất dễ thiếu hụt chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng thiếu cân so với các bé cùng tuổi.

Trẻ ăn dặm sớm có sao không?

Một số trường hợp, mẹ muốn con tăng cân và phát triển nhanh nên thường cho bé ăn dặm rất sớm. Nhiều bé đã bắt đầu ăn dặm từ 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên cho con ăn dặm quá sớm. Lý do là vì hệ tiêu hoá của bé chưa hoàn chỉnh về cấu trúc và chức năng, rất khó hấp thu dưỡng chất.

Ngoài ra, cơ thể của bé chưa có đủ enzyme amylase và một số men tiêu hóa khác để tiêu hóa các nhóm chất như tinh bột, đạm, béo – thường có nhiều trong thành phần của bột ăn dặm.

Xem thêm:

Các thực phẩm cần tránh khi ăn dặm

Mặc dù điều quan trọng là em bé của bạn phải ăn nhiều loại thực phẩm, nhưng có một số loại thực phẩm nên tránh, bao gồm:

  • Mật ong: Không bao giờ cho bé dưới 12 tháng tuổi uống mật ong. Bởi bé rất dễ bị ngộ độc thực phẩm, một dạng ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng.
  • Trứng chưa nấu chín: Các loại này có thể chứa vi khuẩn Salmonella gây nên rất nhiều bệnh cho trẻ sơ sinh.
  • Các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng: Quá trình thanh trùng tiêu diệt vi khuẩn trong những sản phẩm sữa có thể gây nhiễm trùng.
Các thực phẩm cần tránh khi ăn dặm
Các thực phẩm cần tránh khi ăn dặm
  • Thực phẩm hoặc đồ uống có đường, mặn hoặc đã qua chế biến kỹ: Những thực phẩm này cần cung cấp rất ít chất dinh dưỡng. Đường có thể khiến cho răng của bé hỏng. Thận của bé phải lọc nhiều hơn bởi đồ ăn nhiều muối.
  • Nguyên hạt: Không cho trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi ăn bởi rất dễ nguy cơ mắc nghẹn. Tham khảo ý kiến của ​​bác sĩ nhi khoa của bạn trước khi giới thiệu về những sản phẩm từ hạt nếu tiền sử gia đình bị dị ứng với hạt hoặc nếu con bạn bị dị ứng khác.
  • Sản phẩm ít chất béo: Trẻ sơ sinh cần nhiều chất béo hơn trong chế độ ăn uống so với người lớn. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên bổ sung quá nhiều.
  • Sữa bò: Bạn có thể thêm một lượng nhỏ sữa bò vào thức ăn. Tuy nhiên, không bao giờ được sử dụng nó như một thức uống chính hoặc cho uống với số lượng lớn. Lý do là vì nó không cung cấp đủ chất sắt và chất dinh dưỡng cho con bạn.

Xem thêm:

Trên đây, Sống VN đã giải đáp đến mẹ mấy tháng trẻ ăn dặm được? Hy vọng đây là thông tin hữu ích để mẹ có thể chăm sóc bé một cách tốt nhất. Nếu còn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy cmt bên dưới bài viết để được giải đáp bạn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *