Có khá nhiều “lời nói dối ngọt ngào” khi chia sẻ về chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường type 2 (tiểu đường loại 2). Hãy đọc tiếp bài viết này để biết được một số điều lầm tưởng không nên tin về chế độ dinh dưỡng cho các bệnh nhân tiểu đường.
Bệnh tiểu đường nói chung và tiểu đường type 2 nói riêng hiện đang là một trong những bệnh phổ biến, dễ gặp phải hiện nay. Thậm chí, theo nghiên cứu được thực hiện ở Ấn Độ, dự đoán đến năm 2045, quốc gia này có đến 134 triệu trường hợp mắc bệnh tiểu đường type 2. Sự gia tăng nhanh chóng tỷ lệ mắc bệnh là do lối sống ít vận động dẫn đến béo phì, chế độ ăn uống không lành mạnh và những căng thẳng, lo âu trong cuộc sống. Tuy nhiên, cũng có không ít những quan điểm, lầm tưởng khiến tình hình bệnh tiểu đường trở nên tệ hơn. Vì vậy, cùng Sống Việt Nam xua tan những suy nghĩ sai lầm liên quan đến bệnh này nhé.
Hãy nhớ, chế độ ăn uống và dinh dưỡng là vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng bệnh
Có một sự thật bạn cần biết, tình trạng bệnh tiểu đường type 2 có thể được kiểm soát bằng chế độ dinh dưỡng hằng này, thay vì chỉ phụ thuộc vào các loại thuốc đặc trị. Nồng độ glucose trong máu, cách cơ thể bạn sản sinh insulin hay độ nhạy cảm của tế bào đối với insulin bị ảnh hưởng bởi các loại thực phẩm, hoạt động thể chất cũng như lối sống, lối sinh hoạt của một người.
Chìa khóa cho một chế độ ăn kiêng thành công cho bệnh tiểu đường là hiểu rõ về các loại thực phẩm và các hoạt động thể chất khác nhau sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và có những thay đổi cho phù hợp, thay vì chỉ dựa dẫm vào thuốc điều trị.
Bệnh tiểu đường type 2 và việc tiêu thụ quá nhiều đường
Bệnh tiểu đường type 2 xuất hiện khi có quá nhiều đường trong khẩu phần ăn uống hằng ngày của bạn. Lượng đường này được chuyển thành glucose trong cơ thể và dẫn đến tăng đột biến insulin. Để quản lý nó, điều quan trọng là giảm tiêu thụ carbohydrate, đường và các thực phẩm làm tăng lượng đường khác trong cơ thể. Một số chất dinh dưỡng có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và cải thiện sức khỏe tổng thể. Các loại đó bao gồm các chất dinh dưỡng đa lượng như chất xơ và các chất dinh dưỡng vi mô như kẽm và axit folic. Những chất dinh dưỡng này hỗ trợ sinh hóa tối ưu và cân bằng nội tiết tố, dẫn đến kiểm soát lượng đường huyết tốt hơn, giúp bạn không còn phụ thuộc vào các loại thuốc điều trị.
Những lầm tưởng về chế độ ăn kiêng dành cho người tiểu đường type 2
Chúng ta thường nghe mọi người nói “hãy ăn món này” hoặc “hãy tránh món này” nếu bạn bị tiểu đường. Thực tế thì tất cả chưa hẳn đều đúng. Vì vậy điều quan trọng là bạn nên tìm hiểu chi tiết chế độ ăn kiêng cho bệnh tiểu đường loại 2.
Lầm tưởng đầu tiên: Chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều lần trong ngày
Bệnh nhân tiểu đường thường được khuyên, nếu muốn lượng đường huyết được cân bằng, họ phải chia nhỏ bữa ăn và ăn thành nhiều lần trong ngày. Đây là một sự nhầm lẫn hoàn toàn. Thực tế là họ nên tuân theo chế độ ăn uống cố định.
Ăn trong một khung thời gian cố định được chứng minh là một cách hiệu quả để cải thiện độ nhạy insulin và giúp đảo ngược quá trình sinh hóa cơ bản có thể dẫn đến sự phát triển của bệnh tiểu đường. Một cách để làm điều này là ăn trong một khoảng thời gian cụ thể mỗi ngày, chẳng hạn như từ 10 giờ sáng đến 7 giờ tối, sau đó kiêng ăn trong thời gian còn lại trong ngày cho đến sáng hôm sau. Phương pháp này đã được nghiên cứu và chứng minh lâm sàng là một trong những cách dễ dàng để đẩy lùi và kiểm soát tình trạng bệnh. Điều này được hiểu đơn giản như sau: mỗi khi bạn ăn, lượng insulin tăng đột biến vì quá trình sản xuất insulin là phản ứng đối với lượng thức ăn nạp vào. Tần suất ăn càng ít, hiện tượng tăng insulin máu, nguyên nhân ban đầu gây ra tình trạng kháng insulin, sẽ biến mất. Vậy nên, bạn cần ăn 2-3 lần một ngày. Điều này chỉ áp dụng cho những người đang dùng thuốc uống chứ không phải insulin dạng tiêm.
Lầm tưởng thứ hai: Bệnh tiểu đường type 2 không thể đảo ngược
Đa phần những người mắc bệnh tiểu đường đều nghĩ, họ sẽ luôn phải chung sống với nó cả đời. Nhưng có một sự thật may mắn mà bạn cần biết, bệnh tiểu đường type 2 có thể được đảo ngược.
Bạn cần hiểu như thế này, bệnh phát triển là do sự sai lệch về quá trình điều hòa sinh học trong cơ thể, phát sinh từ chế độ ăn uống, lối sống và các yếu tố khác. Bằng cách thay đổi các yếu tố này, chúng ta có thể cải thiện chức năng insulin và đảo ngược tình trạng bệnh tiểu đường type 2. Những thay đổi này có thể bao gồm thay đổi loại và lượng thức ăn được ăn bạn dùng hàng ngày, thay đổi lối sống như tăng hoạt động thể chất hoặc giải quyết các yếu là nguyên nhân hay là nhân tố góp phần thúc đẩy tình trạng bệnh.
Lầm tưởng thứ ba: Bệnh tiểu đường type 2 là một bệnh tiến triển (Progressive Disease)
Một quan niệm sai lầm phổ biến là những người mắc bệnh tiểu đường type 2 mắc trong một thời gian dài sẽ có nguy cơ phát triển thêm các biến chứng nghiêm trọng như suy thận, tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể. Đúng là những biến chứng này có thể xảy ra ở một số bệnh nhân. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là những biến chứng này thường là kết quả của việc kiểm soát không tốt lượng đường huyết. Một số trường hợp là hậu quả của các loại thuốc được sử dụng để kiểm soát tình trạng bệnh, có thể gây độc cho thận và gan. Bằng cách kiểm soát tốt tình trạng bệnh tiểu đường, cùng với việc có chế độ dinh dưỡng và lối sống phù hợp, giảm thiểu sự phụ thuộc vào thuốc, bạn hoàn toàn có thể giảm nguy cơ phát triển các biến chứng kể trên.
Trên thực tế, bệnh tiểu đường không phải là một căn bệnh tiến triển nếu được điều trị bằng các phương pháp đúng và phù hợp cho từng người bệnh. Đó là một căn bệnh của lối sống. Những người bị các biến chứng đi kèm của bệnh tiểu đường thường là những người phụ thuộc quá nhiều vào thuốc điều trị, thay vì thực hiện các biện pháp can thiệp lối sống lành mạnh.
Trên đây là một số những quan niệm sai lầm mà bạn có thể nghe khi nói về bệnh tiểu đường type 2. Thực tế bênh sẽ không quá nghiêm trọng nếu bạn biết các kiểm soát lượng đường huyết mỗi ngày. Hãy chủ động tìm hiểu và cách kiểm soát tình trạng bệnh, đồng thời kiểm soát lượng thức ăn, cân nặng, kết hợp cùng lối sống khoa học, hạn chế căng thẳng sẽ giúp bạn đẩy lùi bệnh một cách hiệu quả.