Mang thai là khoảng thời gian có ý nghĩa tuyệt vời mà người phụ nữ sẽ trải qua, và sẽ làm cuộc sống của bạn có nhiều thay đổi. Bước vào một giai đoạn mới của cuộc đời, ngoài những ảnh hưởng tích cực mà chúng ta sẽ trao đổi ở một bài viết khác, bạn có thể sẽ có những lo lắng và sợ hãi, nhất là khi bạn lần đầu làm mẹ. Điều này có thể dẫn đến căng thẳng. Những lo lắng đó, ngày qua ngày sẽ trở thành sự căng thẳng, có thể ảnh hưởng nặng nề đến các bà mẹ tương lai. Đó là lý do các mẹ phải biết cách kiểm soát căng thẳng khi mang thai, cũng là cách giúp bản thân có thể tự chăm sóc sức khoẻ giai đoạn thai kì một cách tốt nhất
A. Nguyên nhân gây ra tình trạng căng thẳng khi mang thai
Ở giai đoạn này, có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến bạn bị căng thẳng, chẳng hạn như sự thay đổi đáng kể về cơ thể người mẹ, sự xuất hiện một sinh linh mới, lo lắng chuẩn bị cho sự ra đời của bé, thay đổi cuộc sống khi gia đình có thêm thành viên mới… Theo lời của Tiến sĩ Aruna Kalra , bác sĩ phụ khoa và bác sĩ sản khoa cao cấp tại Bệnh viện CK Birla cho biết, những lo lắng trên là hoàn toàn bình thường và rấtphổ biến. Tuy nhiên, cũng theo Tiến sĩ, việc bạn lo lắng, căng thẳng kéo dài, và ngày càng trầm trọng xảy trong giai đoạn mang thai hoàn toàn không tốt cả bạn và thai nhi.
Đã có rất nhiều các nghiên cứu chứng minh tác dụng phụ của căng thẳng trong giai đoạn thai kì. “Căng thẳng liên tục, đặc biệt ở mức độ cao thực sự có thể khiến các triệu chứng thường gặp khi mang thai (chẳng hạn như khó ngủ, đau nhức cơ thể, v.v.) trở nên tệ hơn, cũng như làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khoẻ giai đoạn thai kì như trầm cảm, các rắc rối cân nặng (tăng quá nhiều hoặc không đủ) và thậm chí là huyết áp cao,” Tiến sĩ cho biết thêm.
Nếu bạn đang trong tình trạng như vậy, hoặc bạn đang tìm hiểu các kiến thức về giai đoạn mang thai và sinh con, thì đây là bài viết dành cho bạn
B. Một số cách giúp bạn kiểm soát căng thẳng khi mang thai
1. Chú ý đến nhịp thở bản thân
Nhịp thở có thể bị ảnh hưởng khi bạn căng thẳng. hơi thở khi đó có thể trở nên nông hơn và ngắn hơn, điều này sẽ làm giảm lượng oxy đi vào cơ thể bạn. Theo tự nhiên, cơ thể bạn sẽ phản ứng với tình trạng thiếu oxy, và do đó mức độ căng thẳng của bạn có thể tăng lên. Đúng rồi đấy, đó là một vòng luẩn quẩn. Để thoát ra khỏi tình trạng này, hãy học cách thiền định và tập trung điều chỉnh nhịp thở, hít thật sâu lúc này.
Để hít thở đúng cách khi mang thai, hãy từ từ ngồi hoặc nằm xuống, nhắm mắt lại và hít thở sâu ít nhất 5 lần bất cứ khi nào bạn bắt đầu cảm thấy kích động. Hãy chú ý đến từng nhịp lên xuống của lồng ngực khi bạn hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Cố gắng thư giãn trong khi bạn thở và để lo lắng của bạn tan biến.
2. Ngủ thật nhiều để giảm lo âu, căng thẳng
Ai cũng biết rằng, mất ngủ hay ngủ không đủ giấc sẽ khiến bạn mất năng lượng, cả về thể chất lẫn tinh thần. Và căng thẳng là một trong những nguyên nhân chính dễ khiến tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ của bạn trở nên tệ hơn.
Một trong những lời khuyên, cũng là cách hữu hiệu nhất để kiểm soát căng thẳng khi mang thai là hãy chợp mắt bất kì khi nào có bạn có thể, dù là trong ngày nếu bạn đang gặp tình trạng khó ngủ vào ban đêm. Cơ thể và tinh thần của bạn sẽ có thể thư giãn ngay khi đó, thậm chí chỉ với một giấc ngủ ngắn trong 20 phút.
3. Vận động nhẹ nhàng có thể giúp bạn giảm đau cơ do căng thẳng
Các cơ trong cơ thể có thể sẽ gặp tình trạng căng và co lại do tác dụng của các hormone được giải phóng khi bạn bị căng thẳng. Khi mang thai, cùng với sự thay đổi khác trong thai kì, cơ thể người mẹ sẽ càng dễ bị căng cơ hơn. Do đó, các chuyên gia đưa ra các lưu ý chăm sóc sức khoẻ giai đoạn này là các mẹ hãy tập duỗi cơ, kết hợp cùng các biện pháp massage giúp giảm đau, từ đó góp phần giảm căng thẳng hiệu quả.
Dành vài phút để thực hiện các động tác duỗi cơ cổ, lưng, cánh tay và chân ngay khi bạn nhận thấy mình đang trở nên căng thẳng hoặc kích động. Bằng cách quay đầu sao cho tai trái gần vai trái hơn, bạn có thể duỗi cổ. Giữ tư thế này trong 20 giây, dừng lại khi bạn cảm thấy căng. Đảm bảo hít thở sâu để hỗ trợ thư giãn cơ bắp.
4. Trà bạc hà có thể giúp bạn tăng cường vệ sức khoẻ giai đoạn thai kì
Nếu bạn đang cố gắng kiểm soát căng thẳng khi mang thai, có thể thử một cách đơn sau đây!
Menthol, một thành phần được tìm thấy trong lá bạc hà, có đặc tính làm dịu và thư giãn cơ bắp. Ngoài ra, bạc hà làm giảm đầy hơi và các vấn đề về đường tiêu hóa bao gồm cả buồn nôn và nôn. Một mẹo chăm sóc sức khoẻ an toàn, hoàn toàn tự nhiên, đồng thời giúp kiểm soát căng thẳng khi mang thai là nhâm nhi trà bạc hà. Để chống lại căng thẳng và các vấn đề về dạ dày mọi lúc mọi nơi, hãy chuẩn bị sẵn một vài túi trà bạc hà trong túi xách của bạn.