Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra nghiêm trọng thì các chính sách Net Zero đã nổi lên như là giải pháp cốt lõi. Các giải pháp này nhằm giảm thiểu lượng khí thải nhà kính về mức cân bằng, hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển nền kinh tế bền vững. Mặc dù chính sách Net Zero mang lại nhiều lợi ích vượt trội nhưng vẫn tác động kinh tế như kiểm soát lạm phát.
Trong bài viết này, hãy cùng Sống Việt Nam tìm hiểu chi về những tác động chính sách Net Zero tới kiểm soát lạm phát của một số quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam.
Giới thiệu về chính sách Net Zero và tác động đến lạm phát
Khi các quốc gia thực hiện cam kết đạt mục tiêu Net Zero, tức là giảm phát thải khí nhà kính xuống mức bằng không, quá trình chuyển đổi năng lượng và đầu tư vào công nghệ tái tạo năng lượng sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế theo nhiều cách.
Mặc dù mục tiêu này hướng đến bảo vệ môi trường và giảm thiểu biến đổi khí hậu, nhưng nó cũng tạo ra một số tác động ngắn hạn, đặc biệt là đối với mức độ lạm phát. Dưới đây là các tác động chủ yếu của chính sách Net Zero đối với lạm phát:
- Gia tăng chi phí sản xuất: Những ngành công nghiệp thường bị phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nhiên liệu hóa thạch phải điều chỉnh công nghệ và quy trình, làm tăng giá thành sản phẩm.
- Tăng giá năng lượng: Việc triển khai những nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời và gió đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn. Chính vì vậy, nó ảnh hưởng đến chi phí sinh hoạt và tiêu dùng.
- Áp lực lạm phát: Các yếu tố trên có thể khiến lạm phát leo thang nếu không có những chính sách hỗ trợ tài chính hợp lý.
Kinh nghiệm của các quốc gia phát triển chính sách Net Zero
EU và chính sách tác động đến giá cả
EU ETS là hệ thống Thương mại Carbon của Liên Minh Châu Âu, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược giảm phát thải tại khu vực này. Đây là chương trình cấp phép và giao dịch carbon lớn nhất toàn cầu. Chương trình nhằm áp dụng đối với những ngành nghệ có phát thải cao như: Năng lượng, công nghiệp hay hàng không.
Bạn có thể hiểu đơn giản, hệ thống này hoạt động dựa trên việc thiết lập giới hạn tổng lượng phát thải, rồi được phân bổ hoặc bán các giấy phép phát thải. Các doanh nghiệp khi cần có thể giao dịch giấy phép trên thị trường này, tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư và phát triển công nghệ sạch, giảm phát thải hiệu quả nhất.
Mặc dù vậy, vấn đề chi phí giấy phép carbon tăng cao cũng ảnh hưởng trực tiếp đến giá năng lượng cũng như sản phẩm tiêu dùng. Phía bên dưới là những tác động của EU ETS đến lạm phát:
- Tăng chi phí sản xuất: Những ngành nghề phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hoá thạch sẽ đứng trước rào cản chi phí vận hành cực kỳ lớn.
- Tăng giá tiêu dùng: Giá năng lượng tăng lên đồng nghĩa với việc chi phí sinh hoạt, đặc biệt tại những quốc gia chưa chuyển đổi sang năng lượng tái tạo cũng tăng lên.
Chính sách Net Zero tại Mỹ: Hướng đến tương lai bền vững
Hoa Kỳ đã thực hiện rất nhiều biện pháp nhằm hướng đến mục tiêu Net Zero. Đặc biệt, quốc gia này chú trọng vào việc đầu tư và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo và công nghệ sạch. Cụ thể:
- Tác động đến giá cả trong ngắn hạn: Xây dựng cơ sở hạ tầng mới đòi hỏi nguồn vốn đầu tư cao, dẫn đến tăng giá năng lượng ở giai đoạn đầu. Vì vậy, người dân cũng như các doanh nghiệp khó có thể ưu tiên lựa chọn. Ngoài ra, nhu cầu cao về nguyên vật liệu chiến lược như lithium và cobalt cũn đẩy chi phí sản xuất pin và xe điện.
- Lợi ích dài hạn: Khi các công nghệ năng lượng tái tạo càng trở nên phổ biến thì chi phí và giá của năng lượng sẽ có xu hướng ổn định hơn. Đặc biệt, Luật Giảm Lạm Phát (IRA) năm 2022 đã hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các dự án năng lượng sạch, đồng thời khuyến khích sản xuất nội địa để giảm phụ thuộc vào nhập khẩu.
Trung Quốc: Nhà lãnh đạo trong cuộc đua năng lượng tái tạo
Nhằm hướng đến mục tiêu phát thải đạt đỉnh vào năm 2030 và Net Zero vào năm 2060, Trung Quốc cũng đang tập trung vào 3 lĩnh vực chính như sau:
- Thúc đẩy năng lượng tái tạo: Đầu tư mạnh mẽ vào nguồn năng lượng mặt trời, gió và thủy điện.
- Thị trường carbon: Áp dụng hệ thống giao dịch phát thải từ năm 2021, đưa ra nhiều chính sách nhằm hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp giảm phát thải.
- Sản xuất xe điện: Hỗ trợ ngành xe điện thông qua trợ cấp và ưu đãi thuế.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong hoạt động kiểm soát lạm phát trong chính sách Net Zero
Dưới đây là một số kinh nghiệm mà Việt Nam có thể áp dụng để hoàn thiện chính sách Net Zero:
- Đẩy mạnh năng lượng tái tạo và cơ sở hạ tầng xanh: Khuyến khích đầu tư tư nhân và quốc tế với ưu đãi thuế, đất đai. Cùng với đó là phát triển truyền tải điện đồng bộ, nghiên cứu lưu trữ năng lượng, cân nhắc điện hạt nhân.
- Thực hiện cơ chế định giá carbon minh bạch: Xây dựng thị trường carbon nội địa với lộ trình rõ ràng và sử dụng nguồn thu để phát triển hạ tầng xanh và hỗ trợ doanh nghiệp.
- Hỗ trợ tài chính hiệu quả: Cung cấp vay ưu đãi, miễn giảm thuế cho doanh nghiệp xanh hóa. Bên cạnh đó là trợ cấp sản phẩm thân thiện môi trường để kích thích tiêu dùng.
- Chuyển đổi năng lượng cân bằng: Cân đối giữa năng lượng tái tạo và hóa thạch, cải tiến nhà máy điện than và hợp tác quốc tế để tiếp cận công nghệ sạch.
- Tăng cường truyền thông: Phổ biến lợi ích Net Zero và giáo dục tiêu dùng bền vững.
- Huy động vốn quốc tế: Tham gia cơ chế tài chính toàn cầu và hợp tác công nghệ tiên tiến.
Kết luận
Chính sách Net Zero đã và đang tạo ra những tác động đến việc kiểm soát lạm phát tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, các quốc gia tiên phong đã chứng minh rằng, với lộ trình rõ ràng, cơ chế tài chính phù hợp, những ảnh hưởng tiêu cực này có thể được kiểm soát hiệu quả.
Theo dõi Sống Việt Nam để cập nhật thêm thông tin mới nhất về Net Zero bạn nhé.