Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, cam kết đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050 đã trở thành trọng tâm trong chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam. Để hiện thực hóa cam kết này, việc đầu tư vào chương trình nghiên khoa học và công nghệ hỗ trợ Net Zero đóng vai trò then chốt, không chỉ giúp giảm phát thải khí nhà kính mà còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh. Tất tần tật thông tin sẽ được Sống Việt Nam chia sẻ bên dưới.
Chương trình khoa học và công nghệ hỗ trợ Net Zero: Bước đệm quan trọng hướng đến tăng trưởng xanh
Cam kết hướng đến phát triển bền vững
Tại buổi lễ công bố Chương trình Khoa học và Công nghệ Net Zero, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt chia sẻ quan điểm: “Chương trình sẽ là nền tảng thúc đẩy các giải pháp đột phá trong việc giảm phát thải khí nhà kính, thu giữ và lưu trữ carbon, đồng thời hỗ trợ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 mà Việt Nam đã cam kết tại Hội nghị COP26.”
Bộ trưởng cũng khẳng định chương trình này sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển nền kinh tế xanh, có chu kỳ tuần hoàn. Sau những hoạt động này sẽ hỗ trợ cải thiện chất lượng sống, đáp ứng nhu cầu ứng phó với những biến đổi phức tạp của khí hậu.
Sự hợp lực từ cộng đồng khoa học và doanh nghiệp
Với mục tiêu tạo động lực thúc đẩy đổi mới và sáng tạo, chương trình đặt kỳ vọng tham gia tích cực từ cộng đồng doanh nghiệp, các viện nghiên cứu, trường Đại học, các chuyên gia khoa học công nghệ. Những giải pháp như: Phát triển công nghệ xanh, áp dụng tiêu chuẩn sản xuất sạch hay xây dựng cơ chế chính sách mới sẽ được triển khai thực hiện nhằm hỗ trợ các mô hình kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh.
Thách thức và niềm tin vào tương lai
Mặc dù việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ xanh được xem là nhiệm vụ cốt lõi nhưng không hề đơn giản. Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt tin tưởng rằng với tinh thần trách nhiệm và sự hợp tác của các bên, Việt Nam sẽ đạt được những thành tựu đáng kể về Net Zero. Những kết quả từ chương trình khoa học và công nghệ hỗ trợ Net Zero góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội và đảm bảo xây dựng môi trường sống xanh, trong lành.
Ba mục tiêu cốt lõi của chương trình Khoa học và Công nghệ Net Zero
Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, chia sẻ: Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia hướng đến năm 2030 với tên gọi “Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam” được xây dựng nhằm đáp ứng các yêu cầu giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời hỗ trợ cam kết đạt Net Zero vào năm 2050.
Giải quyết những thách thức lớn
Chương trình tập trung vào việc xử lý các vấn đề liên quan đến nghiên cứu, phát triển và ứng dụng những công nghệ xanh, công nghệ phát thải carbon thấp và áp dụng trên rất nhiều lĩnh vực. Bên cạnh đó, còn thực hiện những nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ đưa ra, bao gồm phát triển khoa học và công nghệ nhằm giảm phát thải khí nhà kính, tăng trưởng xanh và xây dựng kinh tế tuần hoàn.
Các nội dung nghiên cứu và sản phẩm dự kiến
Theo chia sẻ của ông Nguyễn Hoàng Linh, chương trình sẽ triển khai nghiên cứu nhằm xây dựng cơ chế và chính sách pháp luật phục vụ mục tiêu Net Zero. Cụ thể, nghiên cứu sẽ tập trung vào việc thiết kế, thử nghiệm những mô hình chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn và giảm phát thải carbon. Đồng thời, chương trình cũng đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu.
Những nội dung khác bao gồm phát triển công nghệ quản lý nguyên liệu sản xuất hiệu quả, giải pháp kỹ thuật thu hồi và lưu trữ carbon, cùng việc nghiên cứu các mô hình hạ tầng bền vững như giao thông, đô thị xanh, và nông nghiệp tuần hoàn.
Thành quả kỳ vọng
Chương trình dự kiến tạo đưa ra rấ nhiều sản phẩm giá trị như: Cơ sở dữ liệu, công nghệ mới, thiết bị thân thiện môi trường. Đặc biệt là những báo cáo khoa học mang tính ứng dụng cao. Những công nghệ giảm phát thải mê-tan, thu hồi và lưu trữ carbon cũng đóng góp trực tiếp vào mục tiêu làm giảm phát thải khí nhà kính.
Các đại biểu tại hội thảo nhận định rằng, mặc dù mục tiêu đạt Net Zero là một thử thách lớn, nhưng đây cũng là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh phát triển bền vững, giảm phát thải và xây dựng một nền kinh tế xanh, tuần hoàn. Việc kết hợp chính sách, khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế được coi là chìa khóa để hiện thực hóa mục tiêu vào năm 2050.
Kết luận
Như vậy, việc công bố Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ hỗ trợ Net Zero là bước khởi đầu quan trọng trong hành trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh. Chương trình còn khẳng định cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc đối phó với biến đổi khí hậu.
Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Net Zero để cập nhật thêm thông tin mới và bổ ích bạn nhé.