Hiệu ứng nhà kính là gì? Nguyên nhân, hậu quả, biện pháp

Hiệu ứng nhà kính là gì? Hiệu ứng nhà kính đang tác động trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta. Hiện tượng này ngày càng nghiêm trọng, đe doạ đến hệ sinh thái và con người. Trong bài viết này, hãy cùng Sống Việt Nam tìm hiểu về hiệu ứng nhà kính là gì? Các nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này và hậu quả của nó ra sao? Khám phá ngay!

Tìm hiểu về hiệu ứng nhà kính là gì?

Khí thải nhà kính là gì? Thế nào là hiệu ứng nhà kính? Hiệu ứng nhà kính hay có tên gọi tiếng Anh là Greenhouse Effect. Hiệu ứng nhà kính được hiểu là hiện tượng không khí Trái Đất nóng lên bởi các bức xạ ngắn của Mặt Trời xuyên qua tầng khí quyển và chiếu xuống mặt đất.

Tìm hiểu về hiệu ứng nhà kính là gì?
Tìm hiểu về hiệu ứng nhà kính là gì?

Khi bức xạ mặt trời chiếu xuống, mặt đất sẽ hấp thụ năng lượng và nóng lên. Lượng nhệt này sau đó được bức xạ trở lại dưới dạng sóng dài và được khí CO₂ trong khí quyển hấp thụ khiến nhiệt động không khí tăng lên. Nếu quá trình này ổn định, Trái Đất sẽ duy trì được trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, sự gia tăng quá mức của lượng khí CO₂ khiến nhiệt tích tụ, làm cho Trái Đất nóng lên mỗi ngày.

Xem thêm: Tín chỉ CO2 là gì? Thị trường tín chỉ carbon và cách tính tín chỉ carbon

Hiệu ứng nhà kính bao gồm những loại nào?

Vậy là bạn đã hiểu được hiệu ứng nhà kính là gì? Bây giờ chún ta sẽ tìm hiểu về 2 loại hình hiệu ứng nhà kính gồm đó là: Hiệu ứng nhà kính khí quyển và hiệu ứng nhà kính nhân loại.

Hiệu ứng nhà kính khí quyển

Hiệu ứng nhà kính khí quyển xảy ra khi những tia bức xạ sóng ngắn từ Mặt trời chiếu xuống Trái Đất, được bề mặt hấp thu và phản xạ lại dưới dạng sóng dài. Những phân tử như CO₂, hơi nước sẽ hấp thụ phần bức xạ này, giữ lại nhiệt trong không khí khiến Trái Đất ấm lên.

Hiệu ứng nhà kính nhân loại

Hiệu ứng nhà kính nhân tạo xuất hiện khi con người thực hiện các hoạt động: đốt nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp, … khiến nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển ngày càng tăng lên. Kết quả của hiện tượng này là khí CO₂ đã tăng khoảng 20% và khí metan tăng 90%. Kéo theo, nhiệt độ Trái Đất tăng lên khoảng 2°C trong vòng 100 năm qua, gây ra rất nhiều hệ lụy, đặc biệt là biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan.

Xem thêm:

Những nguyên nhân gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính

Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái Đất bị nóng lên bởi sự tích tụ của các loại khí như CO₂, CH₄, CFC, N₂O và hơi nước trong khí quyển, ngăn nhiệt lượng từ Mặt Trời thoát ra ngoài.

Khí CO2 – khí nhà kính

Khí CO2 – khí nhà kính sinh ra từ các hoạt động công nghiệp, giao thông, đốt nhiên liệu, … CO₂ là tác nhân chính gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

Những nguyên nhân gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính
Những nguyên nhân gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính

Khí CFC – khí cloro fluoro carbon

Khí CFC – khí cloro fluoro carbon được tạo ra từ các hoạt động sản xuất điều hòa, tủ lạnh và các sản phẩm xốp. Khí này gây hại đối với tầng ozone, khiến cường độ tia cực tím ngày càng tăng lên.

Khí metan – CH4

Khí metan sinh ra từ hoạt động chăn nuôi, phân hủy rác, khai thác nhiên liệu, … có khả năng giữ nhiệt cao gấp 21 lần CO₂.

Tầng ozon

Bảo vệ Trái Đất khỏi tia cực tím nhưng khi tầng ozone ngày càng suy yếu khiến cho nhiệt lượng giữ lại trong khí quyển gia tăng.

Khí N2O – oxit nito

Khí N2O – oxit nito phát ra từ các phương tiện giao thông và hoạt động sản xuất nông nghiệp. N₂O giữ nhiệt mạnh và gây suy giảm tầng ozone.

Xem thêm:

Hiệu ứng nhà kính là gì? Hậu quả của hiệu ứng nhà kính đối với trái đất

Hiệu ứng nhà kính gây nên những hậu quả nghiêm trọng như sau:

Tác động đến nguồn nước

Hiệu ứng nhà kính gây ảnh hưởng đến chất lượng lẫn lượng nước trên Trái Đất. Điển hình là các hiện tượng hạn hán, suy giảm nguồn nước sạch, làm thiếu nước sinh hoạt, sản xuất.

Biến đổi môi trường sống của sinh vật

Khi Trái Đất nóng lên làm thay đổi môi trường sống, khiến nhiều loài phải thay đổi môi trường. Nhưng không phải loài nào cũng thích nghi được trong môi trường khắc nghiệp, dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng các loài quý hiếm.

Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người

Hiệu ứng nhà kính làm gia tăng vi khuẩn, virus gây nên các bệnh nguy hiểm. Bên cạnh đó, khi làm việc trong nhiệt độ cao còn gây nguy hiểm đến sức khỏe và làm tăng số người tử vong.

Nguy cơ từ hiện tượng băng tan và nước biển dâng

Băng tan tại các cực Bắc và Nam khiến cho nước biển ngày càng dâng cao, gây nguy cơ ngập lụt ở những khu vực thấp trũng trên toàn thế giới. Thậm chí, một số quốc gia còn có nguy cơ bị xoá sổ khỏi bản đồ.

Các biện pháp giảm hiệu ứng nhà kính

Trồng thêm cây xanh

Trồng cây xanh được đánh giá là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả để làm giảm hiệu ứng nhà kính. Cây xanh giúp hấp thụ lượng khí CO2 thải ra. Tại Việt Nam, chúng ta đang thực hiện các chương trình trồng rừng lớn nhằm bảo vệ môi trường sống.

Các biện pháp giảm hiệu ứng nhà kính
Các biện pháp giảm hiệu ứng nhà kính

Tiết kiệm năng lượng

Tiết kiệm điện và nguồn năng lượng là cách giảm hiệu ứng nhà kính hiệu quả tiếp theo mà Sống Việt Nam muốn chia sẻ. Sản xuất điện từ nguyên liệu hóa thạch thải ra nhiều CO2, tiết kiệm năng lượng là cần thiết để giảm ô nhiễm.

Tối ưu hóa phương tiện di chuyển

Phương tiện như ô tô và xe máy chính là tác nhân khiến khí CO2 ngày càng tăng lên. Để giảm thiểu tình trạng này, chúng ta nên sử dụng các phương tiện giao thông như xe điện, xe đạp hoặc đi bộ sẽ giúp bảo vệ môi trường.

Sử dụng năng lượng sạch

Năng lượng sạch từ gió và mặt trời giúp giảm ô nhiễm và hiệu ứng nhà kính. Sử dụng bình năng lượng mặt trời và bể tự hoại sẽ giúp gia đình tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường.

Tích cực tuyên truyền bảo vệ môi trường

Đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân về hoạt động bảo vệ môi trường, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính. Cung cấp kiến thức và nâng cao ý thức cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo vệ hành tinh.

Xem thêm: Du lịch Net Zero – Không khó nếu biết cách áp dụng

Kết luận

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu hiệu ứng nhà kính là gì? Nguyên nhân, hậu quả và những biện pháp nhằm giảm thiểu hiện tượng hiệu ứng nhà kính hiệu quả nhất. Nếu còn có bất kỳ vướng mắc nào, hãy comment bên dưới bài viết để được Sống Việt Nam giải đáp nhé. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo trong chuyên mục Net Zero để cập nhật kiến thức bổ ích.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *