Một số phương pháp xử lý rác thải phổ biến hiện nay

Lượng rác thải ngày càng tăng cao, gây nên những hệ luỵ nguy hiểm cho môi trường và con người. Để giải quyết một phần thực trạng này thì việc tìm ra phương pháp xử lý rác thải. Trong bài viết này, hãy cùng Sống Việt Nam tìm điểm qua một số phương pháp xử lý rác thải phổ biến hiện nay. Khám phá ngay thôi.

Xử lý chất thải là gì?

Xử lý chất thải được hiểu là quá trình sử dụng những phương pháp, công nghệ và kỹ thuật nhằm giảm thiểu, loại bỏ, vô hiệu hóa hoặc tái chế chất thải. Mục tiêu cuối cùng của nó là bảo vệ môi trường, sức khỏe con người và tận dụng tối đa những nguồn tài nguyên.

Xử lý chất thải
Xử lý chất thải

Tại sao cần phải tiến hành xử lý chất thải? Dưới đây là những lý do cần phải xử lý rác thải đúng cách:

  • Bảo vệ môi trường: Giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí, nước và đất do chất thải gây ra.
  • Bảo vệ sức khỏe: Ngăn chặn sự lây lan của các loại bệnh tật do vi khuẩn, virus trong chất thải gây ra.
  • Tận dụng tài nguyên: Tái chế những chất thải nhằm tạo ra sản phẩm mới, giảm thiểu khai thác tài nguyên thiên nhiên.
  • Thực hiện quy định pháp luật: Đảm bảo tuân thủ đầy đủ những quy định về bảo vệ môi trường.

Xem thêm:

Một số phương pháp nhằm xử lý rác thải phổ biến hiện nay

Việc xử lý rác thải một cách hiệu quả và bền vững là một trong những thách thức lớn mà con người đang phải đối mặt. Để giải quyết vấn đề này, rất nhiều phương pháp xử lý rác thải khác nhau đã được phát triển và áp dụng vào thực tế. Phía bên dưới đây là một số phương pháp phổ biến:

Xử lý chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại là một trong những loại chất thải có chứa thành phần độc hại, có thể gây nên hiện tượng nguy hiểm như: Cháy nổ, ăn mòn, gây nhiễm độc cho môi trường và sức khỏe con người. Dưới đây là những cách để xử lý chất thải nguy hiểm:

  • Vô hiệu hóa: Dùng những hoá hóa chất để tiến hành trung hòa hoặc biến đổi các chất độc hại thành dạng ít độc hại hơn.
  • Cô lập: Niêm phong các chất thải nguy hại trong những thùng chứa đặc biệt và chôn lấp ở những khu vực cách ly.
  • Đốt: Đốt chất thải nguy hại ở nhiệt độ cao để chuyển hóa thành tro trơ và khí thải. Mặc dù vậy, quá trình này cần phải tốn kém chi phí và công sức để xây dựng hệ thống xử lý khí thải nghiêm ngặt.
  • Sinh học: Sử dụng vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ độc hại trong chất thải.
Xử lý chất thải nguy hại
Xử lý chất thải nguy hại

Xử lý rác thải công nghiệp

Rác thải công nghiệp bao gồm những loại chất thải sinh ra từ quá trình sản xuất công nghiệp. Dưới đây là những phương pháp phổ biến để xử lý rác thải:

  • Tái chế: Tái chế những vật liệu có thể tái sử dụng như kim loại, nhựa, giấy, … nhằm tạo ra sản phẩm mới.
  • Trung hòa: Trung hòa các chất thải có tính axit hoặc bazơ mạnh để giảm độc tính.
  • Kết tủa: Làm lắng các chất rắn lơ lửng trong nước thải công nghiệp.
  • Sinh học: Sử dụng vi sinh vật để tiến hành phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải.
  • Đốt: Đốt các chất thải không thể tái chế hoặc xử lý bằng các phương pháp khác.

Xem thêm:

Xử lý các chất rác thải rắn

Rác thải rắn gồm có những loại rác thải sinh hoạt, rác thải xây dựng, rác thải nông nghiệp, … Phía bên dưới là phương pháp xử lý phổ biến gồm:

  • Biến đổi thành năng lượng: Chuyển đổi rác thải thành khí sinh học, nhiên liệu rắn hay các nhiên liệu lỏng.
  • Chôn lấp: Chôn lấp rác thải tại những bãi rác được thiết kế đặc biệt. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ tiềm ẩn một số nguy cơ, gây ô nhiễm môi trường nếu không được quản lý tốt.
  • Đốt: Đốt rác thải để giảm thể tích và tạo ra năng lượng. Tuy nhiên, cần có hệ thống xử lý khí thải để tránh gây ô nhiễm không khí.
  • Tái chế: Tái chế các vật liệu có thể tái sử dụng như giấy, nhựa, thủy tinh…
  • Phân hủy sinh học: Sử dụng vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ trong rác thải thành phân compost.
Xử lý các chất rác thải rắn
Xử lý các chất rác thải rắn

Kết luận

Qua bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về các phương pháp xử lý rác thải khác nhau. Tuy nhiên, để giải quyết triệt để vấn đề rác thải, chúng ta cần phải kết hợp nhiều giải pháp, từ việc phân loại rác thải tại nguồn đến việc đầu tư vào công nghệ xử lý hiện đại.

Theo dõi các bài viết tiếp theo của Sống Việt Nam để tìm hiểu thêm về Net Zero bạn nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *