Năng lượng tái tạo là gì? Có những nguồn nào? Lợi ích của năng lượng tái tạo

Khi các nguồn năng lượng ngày càng cạn kiện và có khả năng thiếu hụt thì năng lượng tái tạo chính là giải pháp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về năng lượng tái tạo và những lợi ích tuyệt vời của nguồn năng lượng này. Chính vậy, bài viết này của Sống Việt Nam sẽ tổng hợp tất tần tật về năng lượng tái tạo để bạn tham khảo.

Tìm hiểu về nguồn năng lượng tái tạo là gì?

Năng lượng tái tạo được hiểu là những nguồn năng lượng sạch 100%. Nguồn năng lượng này được tái tạo liên tục và gần như vô hạn. Một số nguồn năng lượng tái tạo phổ biến phải kể đến như: Năng lượng mặt trời, mưa, gió, thủy triều, …

Tìm hiểu về nguồn năng lượng tái tạo là gì?
Tìm hiểu về nguồn năng lượng tái tạo là gì?

Phân loại năng lượng tái tạo

Dưới đây, bạn hãy cùng Sống Việt Nam tiến hành phân loại chi tiết các nguồn năng lượng tái tạo:

Năng lượng mặt trời

Năng lượng mặt trời rất phổ biến và là một nguồn năng lượng sạch. Nguồn năng lượng mặt trời được khai thác thông qua những công nghệ hiện đại như: Sưởi ấm, quang điện, quang hợp nhân tạo, …

Năng lượng gió

Năng lượng gió cũng phổ biến không kém. Trong đó, bạn có thể dễ dàng nhận thấy thông qua các tuabin gió với công suất cao, từ 600 kW đến 9 MW. Khi tốc độ gió càng mạnh thì sẽ sản sinh ra một lượng điện lớn.

Năng lượng gió
Năng lượng gió

Thủy điện

Thuỷ điện là nguồn năng lượng sạch hoạt động dựa vào sức nước để thiết lập tuabin máy phát điện. Mặc dù vậy, những công trình thuỷ điện không được xem nguồn năng lượng tái tạo. Sở dĩ, khi nhà máy thuỷ điện đi vào hoạt động thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến dòng chảy của sông, con người hay các sinh vật sinh sống ở đó.

Năng lượng địa nhiệt

Bên cạnh thuỷ điện, mặt trời thì năng lượng địa nhiệt cũng là nguồn năng lượng tái tạo, được sản sinh từ hoạt động phân rã phóng xã của các khoáng chất. Tại những khu vực có độ dốc địa nhiệt cao thì có thể tiến hành khai thác và tạo ra điện. Mặc dù vậy, công nghệ này vẫn còn nhiều hạn chế và chưa phổ biến.

Năng lượng sinh học

Năng lượng sinh học hay năng lượng sinh khối. Đây là nguồn năng lượng có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật. Nguồn năng lượng sinh học có thể sử dụng trực tiếp hay gián tiếp thông qua quá trình đốt cháy để tạo ra nhiệt. Mặc dù vậy, quá trình đốt cháy này sẽ tạo ra lượng khí Co2 lớn, gây ảnh hưởng đến môi trường.

Năng lượng chất thải rắn

Ở thời điểm hiện tại, hoạt động tái chế rác thải đang được đánh giá cao và thực sự cần thiết. Chính vì thế, nguồn năng lượng được khai thác từ các chất thải rắn ra đời và giải quyết được vấn đề năng lượng sạch, đồng thời xử lý được nguồn rác thải khổng lồ.

Năng lượng chất thải rắn
Năng lượng chất thải rắn

Ngoài ra, năng lượng chất thải rắn đã được nhiều đất nước áp dụng. Tuy nhiên, nguồn năng lượng này tại Việt Nam vẫn còn hạn chế trong công tác xử lý rác thải bởi yêu cầu vốn cao để đầu tư công nghệ.

Năng lượng thủy triều

Thuỷ triều cũng được xem là một dạng năng lượng sạch và cũng được tận dụng để tạo ra nguồn điện. Tuy nhiên, nguồn năng lượng từ thuỷ triều vẫn còn nhiều hạn chế bởi kinh phí đầu tư cao, chỉ có thể thực hiện khi vận tốc dòng chảy lớn hoặc xuất hiện thuỷ triều cao.

Nhiên liệu đốt hydrogen và pin nhiên liệu hydro

Một nguồn năng lượng tái tạo khác đó là nhiên liệu đốt hydrogen và pin nhiên liệu hydro. Nguồn năng lượng được được sử dụng chủ yếu trong các loại xe chạy bằng hơi nước như: Ô tô, xe buýt, xe lửa, thuyền, …

Ưu và nhược điểm của nguồn năng lượng tái tạo

Phía bên dưới là những ưu và nhược điểm của nguồn năng lượng tái tạo:

ƯU ĐIỂMNHƯỢC ĐIỂM
– Sạch và ít gây ô nhiễm đến môi trường sống.
– Không bị cạn kiệt, có khả năng phục hồi.
– Tính ứng dụng cao.
– Đa dạng và phong phú nguồn năng lượng.
– Lâu dài.
– Hệ thống đòi hỏi tốn kém chi phí.
– Không ổn định, ảnh hưởng bởi thiên nhiên, thời tiết.

Một số lợi ích tuyệt vời của nguồn năng lượng tái tạo

So với những nguồn năng lượng khác thì năng lượng tái tạo mang lại những lợi ích như:

  • Thân thiện với con người và môi trường sống, góp phần đẩy lùi hiệu ứng nhà kính.
  • Tiết kiệm chi phí cho các hộ gia đình, doanh nghiệp, các nhà máy, …
  • Sử dụng hoàn toàn miễn phí, chỉ mất chi phí bảo trì và bảo dưỡng nhưng không quá cao.
  • Không còn phụ thuộc vào những nguồn năng lượng như than đá, dầu mỏ, khí đốt, …

Xu hướng sử dụng nguồn năng lượng tái tạo

Dưới đây là những xu hướng sử dụng nguồn năng lượng tái tạo ở thời điểm hiện tại.

  • Hợp đồng mua bán điện ngoại vi (PPA): Xu hướng này cho phép các công ty có thể thực hiện các giao dịch mua năng lượng tái tạo từ những dự án bên ngoài. Khi đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm một phần chi phí và hỗ trợ phát triển các dự án năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, xu hướng này cũng gặp một số rủi ro liên quan đến vấn đề tài chính do biến động thị trường.
  • Hợp đồng mua điện tại chỗ: Một số công ty tiến hành lắp đặt hệ thống tạo ra nguồn năng lượng tái tạo ngay tại doanh nghiệp và trả giá cố định cho điện năng tiêu thụ.
  • Chứng chỉ năng lượng tái tạo (REC): Chứng chỉ này cho phép theo dõi, giao dịch và chứng nhận nguồn gốc năng lượng xanh để doanh nghiệp thực hiện các cam kết với năng lượng tái tạo
  • Chương trình điện xanh của tiện ích: Một số danh nghiệp chọn năng lượng tái tạo từ tiện ích mà không cần lắp đặt hệ thống riêng.
Xu hướng sử dụng nguồn năng lượng tái tạo
Xu hướng sử dụng nguồn năng lượng tái tạo

Ứng dụng của nguồn năng lượng tái tạo trong đời sống

Dưới đây, Sống Việt Nam sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số ứng dụng của nguồn năng lượng tái tạo trong đời sống:

Giao thông

VinFast là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực sản xuất ô tô điện. Mẫu ô tô nổi bật phải kể đến VF e34, chạy bằng pin lithium-ion, giúp bảo vệ môi trường hiệu quả.

Xây dựng và quy hoạch đô thị

Trong hoạt động xây dựng và quy hoạch đô thị, năng lượng mặt trời được ứng dụng hiệu quả để cung cấp điện năng chiếu sáng, điều hoà không khí.

Nông nghiệp

  • Tự động hóa tưới nước: Ứng dụng nguồn điện năng trong hoạt động tưới tiêu để tăng năng suất.
  • Sinh khối làm nhiên liệu: Sử dụng cành cây hay các loại phân động vật để tiến hành tạo khí Biogas hoặc viên nén sinh khối. Nguồn nhiên liệu này được sử dụng để sưởi ấm và nấu ăn.

Y tế

Xe y tế lưu động sử dụng nguồn năng lượng mặt trời, phục vụ nhu cầu tại các vùng sâu, vùng xa.

Kết luận

Trên đây, Sống Việt Nam đã giúp bạn tìm hiểu tất tần tật về Năng lượng tái tạo là gì? Có những nguồn nào? Lợi ích của những nguồn năng lượng tái tạo. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ hữu ích đối với bạn. Theo dõi chuyên mục Net Zero để có thêm những kiến thức bổ ích nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *