Net Zero công nghiệp năng lượng được đánh giá là một mục tiêu lớn toàn cầu. Mục tiêu này đòi hỏi yêu cầu nỗ lực và đầu tư đáng kể từ các cá nhân, tổ chức. Trong bài viết này, Sống Việt Nam sẽ cùng bạn tìm hiểu về những xu hướng Net Zero công nghiệp năng lượng nhé.
Net Zero là gì?
Net Zero hay phát thải ròng bằng 0, đây là trạng thái mà tổng lượng khí thải nhà kính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ngày nay, càn nhiều quốc gia, thành phố, tập đoàn và các nhà đầu tư đặt mục tiêu đạt được phát thải ròng bằng 0.
Chi tiết về Net Zero: Net Zero là gì? Tầm quan trọng và biện pháp nhằm giảm thải ròng bằng 0
Net Zero carbon công nghiệp năng lượng
Dưới đây là những xu hướng Net Zero carbon công nghiệp năng lượng hiện nay:
Năng lượng tái tạo
Đối với lĩnh vực công nghiệp, khí thải nhà kính tạo ra từ các hoạt động sản xuất vô cùng lớn. Con số này lên đến 73% tổng lượng khí thải toàn cầu. Chính vì vậy, việc giảm thiểu lượng khí thải trong ngành công nghiệp này đóng vai trò quan trọng để đạt được mục tiêu “net zero carbon”.
Các nguồn năng lượng tái tạo phổ biến hiện nay như: Năng lượng điện gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy điện, năng lượng điện hơi, … ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi. Một số doanh nghiệp còn đẩy mạnh vào hoạt động đầu tư vào việc phát triển công nghệ sản xuất năng lượng mà không phát khí thải carbon, hướng đến mục tiêu “net zero carbon”.
Nhiên liệu tái tạo biomass
Để đạt được “net zero carbon” trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng không hề đơn giản. Đặc biệt, thách thức lớn nhất phải kể đến đó là hoạt động chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang nguồn nhiên liệu tái tạo.
Biomass ra đời, được xem là một nguồn nhiên liệu tái tạo hữu ích. Biomass được tạo ra từ các vật liệu hữu cơ như gỗ, cỏ, rơm và các loại phế phẩm sinh học. Việc sử dụng các nhiên liệu tái tạo biomass còn góp phần làm giảm thiểu lượng khí thải carbon ra môi trường và tạo ra nguồn năng lượng sạch, bền vững cho ngành công nghiệp.
Tham vọng về việc phát triển khu công nghiệp Net Zero
Việt Nam đang trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư muốn tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp xanh. Việc phát triển các Khu công nghiệp Net Zero không chỉ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí sản xuất nhờ vào việc sử dụng năng lượng tái tạo và hiệu quả, mà còn giúp nâng cao hình ảnh thương hiệu, thu hút khách hàng có ý thức về môi trường.
Đồng thời, các doanh nghiệp sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi hấp dẫn từ Chính phủ, tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi và bền vững.
Kết luận
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng mục tiêu Net Zero trong ngành công nghiệp năng lượng đó là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, quốc gia và tổ chức. Dự báo việc đạt được mức độ Net Zero C02 có thể mất đến vài thập kỷ. Tuy nhiên, từ những cam kết của tất cả các bên sẽ làm cho mục tiêu này trở thành hiện thực trong tương lai gần.
Theo dõi Sống Việt Nam và chuyên mục Net Zero để cập nhật thông tin mới nhất.