Net Zero là gì? Tầm quan trọng và biện pháp giảm thải ròng bằng 0

Nếu như các bạn đang quan tâm đến các vấn đề về môi trường thì khái niệm Net Zero là gì không còn quá xa lạ. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về Net Zero carbon là gì, mục tiêu net zero là gì, tầm quan trọng cũng như một số biện pháp nhằm giảm thải ròng bằng 0. Trong bài viết này, Sống Việt Nam sẽ chia sẻ đến bạn tất tần tật về Net Zero để bạn hiểu nhé.

Định nghĩa và mục tiêu Net Zero là gì?

Net Zero là gì?

Net Zero carbon emissions là gì? Net Zero hay phát thải ròng bằng 0, được hiểu là trạng thái cân bằng lượng khí thải nhà kính vào khí quyển và lượng khí thải được loại bỏ. Qua đó, trạng thái này giúp duy trì khí hậu ổn định. Mục tiêu là đạt Net Zero vào năm 2050 nhằm bảo vệ sự sống trên Trái Đất. Mục tiêu này đòi hỏi nỗ lực và hợp tác toàn cầu trong hành động chống biến đổi khí hậu.

Net Zero là gì?
Net Zero là gì?

Xem thêm:

So sánh Net Zero và Carbon Neutral

Net zero và carbon neutral là 2 khái niệm có liên quan đến giảm thiểu phát thải carbon, nhưng chúng có điểm khác biệt nhất định:

Tiêu chíNet-ZeroCarbon-Neutral (Trung hòa carbon)
Khái niệmCân bằng lượng khí nhà kính được phát ra và lượng khí nhà kính được loại bỏ/ giảm bớtĐạt cân bằng giữa lượng khí carbon (CO2) phát ra và lượng khí carbon được loại bỏ/ giảm bớt
Loại khíKhí nhà kínhKhí CO2
Ví dụĐầu tư vào các hoạt động điển hình như trồng cây xanh nhằm cân bằng khí nhà kính phát ra trong quá trình sản xuấtChuyển đổi từ những nguồn năng lượng hóa thạch sang nguồn năng lượng tái tạo
Đặc điểmKhông phát thải thêm CO2 ra môi trườngPhát thải một lượng lượng CO2 nhất định, tuy nhiên sẽ có biện pháp nhằm mục đích loại bỏ hoặc bù đắp lại đúng bằng lượng CO2 đã thải ra
Phạm viÁp dụng đối với toàn bộ chuỗi giá trị, từ hoạt động sản xuất đến tiêu thụChủ yếu áp dụng trong quá trình sản xuất và sử dụng năng lượng sạch
Nguồn phát thải liên quanBao gồm cả phát thải gián tiếp từ chuỗi giá trị và người tiêu dùngGiảm phát thải từ hoạt động sản xuất và năng lượng sạch

Tầm quan trọng của Net Zero đối với Trái Đất, kinh tế và xã hội

Theo nghiên cứu, để giảm thiểu những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và bảo vệ sự sống trên Trái Đất, chúng ta cần phải hạn chế sự tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5°C so với thời kỳ tiền công nghiệp. 

Tuy nhiên, nhiệt độ của Trái Đất vẫn đang nóng lên từng ngày với mức nhiệt độ khoảng 1,1 độ C so với thời điểm cuối thế kỷ 10. Đặc biệt, lượng khí thải ra không khí vẫn tiếp tục tăng lên. Nhằm duy trì mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới ngưỡng 1.5 độ C, chúng ta cần phải chung tay giảm thiểu 45% lượng khí thải vào năm 2030 và hướng đến mục tiêu đạt mức net-zero vào năm 2050. 

Điều này đặt ra một thách thức lớn đối với những doanh nghiệp nhưng cũng là cơ hội để thể hiện sự cam kết về một tương lai bền vững và phát triển.

Xem thêm:

Con đường đạt giảm phát thải Net Zero

Tạo ra điện không phát thải

Chuyển đổi sang các nguồn điện tái tạo, đáng chú ý phải kể đến: Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thuỷ điện, … là cách đầu tiên mà chúng ta có thể áp dụng. Bên cạnh đó, việc tạo ra điện không phát thải nhằm giảm thiểu tối đa phát thải carbon từ nguồn cung cấp năng lượng và được dùng cùng với nhiều nguồn năng lượng nhằm đảm bảo luôn có điện. 

Con đường đạt giảm phát thải Net Zero
Con đường đạt giảm phát thải Net Zero

Sử dụng phương tiện và thiết bị chạy bằng điện thay vì sử dụng nhiên liệu hóa thạch

Trong hoạt động vận chuyển và sản xuất, việc thay thế các thiết bị điện cũng là cách hiệu quả nhằm giảm phát thải carbon. Hiện tại, Việt Nam cũng đang dần chuyển sang sử dụng các loại xe máy điện, xe ô tô điện và đi đầu là Vinfast để hạn chế đáng kể lượng khí thải.

Sử dụng năng lượng hiệu quả hơn

Tối ưu hoá sử dụng năng lượng và áp dụng các biện pháp tiết kiệm trong sản xuất, sinh hoạt hằng ngày. Việc này nhằm giảm thiểu tối đa lượng năng lượng tiêu thụ, từ đó giảm phát thải carbon. Hơn nữa, hiện đã có một số công nghệ mới được nghiên cứu và có tính năng nhận biết khi nào cần năng lượng và khi nào không. 

Loại bỏ carbon dioxide khỏi khí quyển

Loại bỏ carbon dioxide ra khỏi khí quyển và lưu giữ nó bằng cách sử dụng các công nghệ hấp thụ và lưu trữ carbon. Bên cạnh đó, các công nghệ để tạo ra các sản phẩm có giá trị khác có thể giúp đạt được mục tiêu net zero.

Thách thức và cơ hội để đạt được chính sách Net Zero

Dưới đây là một số cơ hội và thách thức để đạt được chính sách Net Zero:

Thách thức về mặt kinh tế

Chuyển đổi sang phát triển một nền kinh tế xanh, ở đây chúng ta cần phải đầu tư một chi phí lớn vào công nghệ, cơ sở hạ tầng, … Bên cạnh đó, quá trình này còn dẫn đến làm mất đi một số ngành nghề truyền thống, đòi hỏi vốn đầu tư vào các hoạt động đào tạo và nâng cao kỹ năng.

Thách thức về công nghệ

Bên cạnh các biện pháp ngăn chặn thì việc phát triển thêm công nghệ mới trong năng lượng tái tạo nhằm đáp ứng nhu cầu là thực sự cần thiết. Tuy nhiên, việc triển khai và áp dụng công nghệ mới đòi hỏi thời gian, nguồn lực, cơ sở hạ tầng, …

Thách thức về chính sách

Hiện tại, nhiều quốc gia vẫn chưa có khung pháp lý rõ ràng nhằm thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế xanh. Sự phối hợp giữa chính phủ trung ương và địa phương là cần thiết nhằm đảm bảo thực hiện các chính sách một cách đồng bộ, khuyến khích khu vực tư nhân tham gia.

Thách thức và cơ hội để đạt được chính sách Net Zero
Thách thức và cơ hội để đạt được chính sách Net Zero

Cơ hội kinh doanh mới

Nền kinh tế xanh đã mở ra nhiều cơ hội trong các lĩnh vực như: Năng lượng tái tạo, công nghệ xanh, … Đồng thời, nó còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới trong các doanh nghiệp. Hầu hết các công ty áp dụng công nghệ xanh sẽ có lợi thế cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Sự hợp tác quốc tế

Hợp tác quốc tế cho phép các quốc gia chia sẻ kinh nghiệm và công nghệ, giúp tăng cường tài chính từ các nước phát triển cho các nước đang phát triển. Thương mại xanh cũng khuyến khích sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thân thiện với môi trường.

Xem thêm:

Vai trò của những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đối với Net Zero

Tại cuộc họp của Hội nghị COP26 diễn ra vào năm 2021, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính đã đặt ra cam kết Việt Nam sẽ đạt được Net Zero vào 2050. Theo đó, chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp cần phải tiến hành kiểm kê lượng khí thải ra mỗi năm và đặt mục tiêu kiểm soát rõ ràng. Cụ thể, năm 2030 đến năm 2050 giảm từ 204 – 254 triệu tấn xuống còn 27 – 31 triệu tấn.

Đặc biệt, nhà nước ta đưa ra rất nhiều chính sách khuyến khích người dân chuyển dịch sang di chuyển bằng các phương tiện xe điện, phương tiện công cộng. Trong đó nổi bật là chính sách miễn phí trước bạ trong 3 năm đối với ô tô.

Cùng với đó, nhà nước yêu cầu không xây dựng thêm các nhà máy nhiệt điên than để đảm bảo mục tiêu Net Zero 2030. Nhà nước cũng mong muốn các tổ chức và doanh nghiệp cần chung tay thực hiện để đạt được mục tiêu chung.

Kết luận

Trên đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về Net Zero là gì, mục tiêu, tầm quan trọng và biện pháp giảm thải ròng bằng 0. Hy vọng những thông tin mà Sống Việt Nam chia sẻ sẽ hữu ích đối với bạn trong việc tìm hiểu về Net Zero. Nếu bạn còn có bất kỳ vướng mắc nào, hãy comment để được giải đáp nhé.


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *