Net Zero trong logistics: Giải thiết lập hệ sinh thái xanh

Bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra nghiêm trọng thì việc đặt mục tiêu hướng đến Net Zero trong logistics là vô cùng cần thiết. Ngành logistics đóng vai trò trung tâm trong chuỗi cung ứng, đóng góp không nhỏ vào lượng khí thải nhà kính. Trong bài viết này, bạn hãy cùng Sống Việt Nam tìm hiểu về hoạt động Net Zero trong lĩnh vực logistic.

Net Zero trong logistics: Tại sao cần đạt mục tiêu Net Zero?

Net Zero được xem là trạng thái mà lượng khí thải nhà kính phát sinh bằng với lượng khí nhà kính được loại bỏ khỏi khí quyển trong một khoảng thời gian nhất định. Đối với lĩnh vực logistics, đạt được mục tiêu Net Zero có nghĩa là giảm thiểu tối đa lượng khí thải carbon phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hoá, từ khâu sản xuất đến phân phối.

Tại sao ngành logistics cần đạt được mục tiêu Net Zero? Dưới đây là những lý do tạo sao ngành logistics cần đạt được mục tiêu Net Zero

Net Zero trong logistics – Giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực đến môi trường

Ngành logistics là một trong những ngành nghề mà nguồn phát thải khí nhà kính rất lớn, chủ yếu từ các phương tiện vận tải. Vì vậy, việc giảm thiểu khí thải giúp hạn chế hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu. Ngoài ra, các hoạt động logistics như bốc xếp, vận chuyển hàng hóa có thể gây ra ô nhiễm không khí, nước và đất.

Net Zero trong logistics - Giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực đến môi trường
Net Zero trong logistics – Giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực đến môi trường

Tuân thủ quy định pháp luật

Nhiều quốc gia đã đưa ra những quy định nghiêm ngặt về hoạt động nhằm giảm thiểu khí thải và bảo vệ môi trường. Việc đạt được mục tiêu Net Zero giúp cho doanh nghiệp logistics tuân thủ pháp luật và tránh các hình phạt.

Net Zero trong logistics – Nâng cao hình ảnh thương hiệu

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến những sản phẩm và dịch vụ có trách nhiệm với môi trường. Việc đạt được mục tiêu Net Zero giúp doanh nghiệp dễ dàng xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực và thu hút khách hàng.

Net Zero trong logistics - Nâng cao hình ảnh thương hiệu
Net Zero trong logistics – Nâng cao hình ảnh thương hiệu

Tăng khả năng cạnh tranh

Các doanh nghiệp logistics xanh còn giúp tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là khi các hiệp định thương mại tự do (FTA) ngày càng chú trọng đến các tiêu chí về môi trường.

Xem thêm:

Các giải pháp để ngành logistics đạt được mục tiêu Net Zero

Đâu là những giải pháp để hướng đến Net Zero trong logistics:

Công nghệ

  • Xe xanh: Ngoài xe điện và hybrid, những loại xe chạy bằng nhiên liệu sinh học từ phế phẩm nông nghiệp cũng được xem là giải pháp đáng cân nhắc.
  • Hệ thống quản lý kho thông minh: Không chỉ tối ưu hóa quá trình vận hành, mà còn giúp giảm thiểu lượng hàng tồn kho, tăng hiệu quả sử dụng không gian kho.
  • Công nghệ theo dõi và giám sát: Các thiết bị IoT (Internet of Things) có thể giúp theo dõi vị trí, tình trạng hàng hóa, từ đó tối ưu hóa quá trình vận chuyển và giảm thiểu rủi ro hư hỏng.

Quản lý chuỗi cung ứng

  • Tối ưu hóa tuyến đường: Sử dụng những thuật toán tiên tiến và dữ liệu lớn nhằm tìm ra các tuyến đường ngắn nhất và hiệu quả nhất. Khi đó, doanh nghiệp có thể giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu và thời gian vận chuyển.
  • Consolidation: Không chỉ giảm chi phí vận chuyển, hướng đến Net Zero trong logistics còn giảm lượng xe chạy trên đường, góp phần giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm.
  • Sử dụng bao bì thân thiện với môi trường: Ngoài việc giảm thiểu rác thải, cần nghiên cứu và áp dụng các loại bao bì tái chế, phân hủy sinh học hoặc có thể tái sử dụng nhiều lần.

Phát triển hạ tầng

  • Đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông xanh: Bên cạnh đường sắt, đường thủy, doanh nghiệp cũng nên phát triển các tuyến đường dành riêng cho xe đạp và người đi bộ. Những tuyến hạ tầng này giúp tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện này trong phạm vi ngắn.
  • Xây dựng các trung tâm logistics xanh: Những trung tâm này được thiết kế với các tiêu chuẩn cao về tiết kiệm năng lượng, dùng nước tái chế và xử lý chất thải một cách hiệu quả.
Các giải pháp để ngành logistics đạt được mục tiêu Net Zero
Các giải pháp để ngành logistics đạt được mục tiêu Net Zero

Chính sách và pháp luật

  • Các chính sách khuyến khích: Ngoài việc hỗ trợ tài chính và ưu đãi thuế, chính phủ cũng nên xây dựng những chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận công nghệ xanh, đào tạo nhân lực.
  • Quy định về môi trường: Cần có các quy định cụ thể và rõ ràng về tiêu chuẩn khí thải, chất thải, tiếng ồn cho nhữn phương tiện vận tải và hoạt động logistics.
  • Cơ chế thị trường carbon: Việc áp dụng cơ chế này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp giảm lượng khí thải để tránh phải mua tín chỉ carbon.

Các giải pháp bổ sung

  • Đào tạo nhân lực: Nâng cao nhận thức và kỹ năng của đội ngũ nhân viên trong ngành logistics về các vấn đề môi trường và các giải pháp xanh.
  • Hợp tác công tư: Tăng cường hợp tác giữa chính phủ, doanh nghiệp và những tổ chức xã hội để cùng nhau xây dựng một hệ sinh thái logistics xanh.
  • Nghiên cứu và phát triển: Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển những công nghệ mới, các vật liệu mới để phục vụ cho ngành logistics xanh.

Xem thêm:

Thách thức và giải pháp Net Zero trong logistics

Mặc dù vậy, ngành logistic vẫn đứng trước nhiều thách thức và giải pháp như:

  • Hạn chế về cơ sở hạ tầng: Cần xây dựng kế hoạch đầu tư đồng bộ và lâu dài nhằm phát triển hạ tầng giao thông xanh.
  • Chi phí đầu tư cao: Những giải pháp xanh thường đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu lớn. Để giải quyết vấn đề này, chính phủ cần phải xây dựng có những chính sách hỗ trợ tài chính, cơ chế cho vay ưu đãi.
  • Thiếu nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực chất lượng cao, hiểu rõ về giải pháp logistic xanh còn thiếu sót. Vì vậy, việc đào tạo và nâng cao năng lực cho nguồn nhân lực hiện có là cần thiết.

Kết luận

Việc đạt được mục tiêu Net Zero trong logistics là một quá trình dài hạn và đòi hỏi sự nỗ lực của toàn xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp. Tuy nhiên, những lợi ích mà mục tiêu này mang lại là rất lớn, không chỉ cho môi trường mà còn cho doanh nghiệp và nền kinh tế.

Theo dõi các bài viết tiếp của Sống Việt Nam để cập nhật thêm về Net Zero nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *