Đối với nền kinh tế, các nguồn năng lượng không tái tạo đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, việc chúng ta ngày càng phụ thuộc quá nhiều vào những nguồn năng lượng không tái tạo không chỉ gây nên vấn đề thiếu hụt năng lượng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường. Trong bài viết này, hãy cùng Sống Việt Nam tìm hiểu tất tần tật về nguồn năng lượng không tái tạo nhé.
Tìm hiểu khái niệm về nguồn năng lượng không tái tạo là gì?
Đầu tiên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về khái niệm nguồn năng lượng tái tạo. Năng lượng không tái tạo là năng lượng tạo ra từ những nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Đặc điểm của nguồn năng lượng không tái tạo đó là khả năng tái sinh rất chậm hoặc không thể tái sinh. Sau một thời gian dài được khai thác thì các nguồn năng lượng này sẽ bị cạn kiệt dần. Một số nguồn năng lượng tái tạo phổ biến đó là: Dầu mỏ, than đá, khí đốt, …
Một số nguồn năng lượng không tái tạo phổ biến hiện nay
Năng lượng hoá thạch và năng lượng hạt nhân là 2 nguồn năng lượng không thể tái tạo:
Năng lượng hóa thạch
Năng lượng hóa thạch là nguồn năng lượng không tái tạo. Năng lượng hoá thạch được sản xuất từ các nguồn khoáng hoá thạch có trong tự nhiên. Cụ thể, có 3 nguồn năng lượng hoá thạch phổ biến đó là: Dầu mỏ, than đá và khí đốt.
- Dầu mỏ: Đây là nguồn năng lượng vô cùng cần thiết. Dầu mỏ phần lớn được phục vụ trong các ngành nghề như: Giao thông vận tải, sản xuất điện, công nghiệp hoá chất, …
- Than đá: Nguồn năng lượng hoá thạch than đá được thác dưới lòng đất. Thông thường, than đá sẽ được sử dụng để tạo ra nhiệt điện năng.
- Khí tự nhiên: Lượng khí này khai thác ở các mỏ dầu, thường sẽ là các hợp chất khí Hidrocacbon.
Năng lượng hạt nhân
Năng lượng hạt nhân cũng một là dạng năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, nguồn nhiên liệu được dùng cho những phản ứng hạt nhân là nguồn năng lượng không tái tạo. Trong đó, uranium-235 và thorium là 2 chất phóng xạ được dùng phổ biến.
Ưu điểm lớn nhất của năng lượng hạt nhân đó là nguồn năng lượng tạo ra rất lớn nhưng lại không tạo ra khí ảnh hưởng đến môi trường. Mặc dù vậy, chúng ta cũng phải đối mặt với nguy cơ liên quan đến quản lý và xử lý các chất thải hạt nhân.
Phân biệt nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo
Hãy cùng Sống Việt Nam phân biệt chi tiết nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo qua bảng bên dưới:
Tiêu chí | Năng lượng tái tạo | Năng lượng không tái tạo |
---|---|---|
Tầm nhìn ngắn hạn và dài hạn | – Dài hạn, tập trung vào hoạt động bảo vệ môi trường sống, hệ sinh thái. – Tiết kiệm tài nguyên. | – Ngắn hạn, không chú trọng đến những tác động lâu dài đến môi trường. |
Tính bền vững | Bền vững, giảm tác động xấu đến hệ sinh thái, môi trường. | Không bền vững, gây ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên. |
Khả năng tái tạo | Có khả năng tái tạo, từ đó giúp duy trì nguồn cung năng lượng lâu dài. | Không thể tái tạo hoặc tái tạo rất chậm, dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên theo thời gian. |
Giải pháp và tương lai của nguồn năng lượng không tái tạo
Chuyển đổi sang nguồn năng lượng tái tạo
Chuyển đổi sang những nguồn năng lượng tái tạo được xem là giải pháp hoàn hảo để thay thế nguồn năng lượng không tái tạo đang dần bị cạn kiện. Một số nguồn năng lượng tái tạo mà chúng ta có thể thay thế như: Pin năng lượng mặt trời, năng lượng xay gió, thuỷ điện, …
Khuyến khích dùng năng lượng sạch
Chính phủ nên đưa ra các chính sách nhằm khuyến khích dùng năng lượng sạch. Cụ thể, người dân, các doanh nghiệp, tổ chức sẽ nhận được các chính sách như:
- Sử dụng năng lượng mặt trời: Khuyến khích người dân, doan nghiệp tiến hành lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời.
- Giảm thuế: Giảm thuế đối với những doanh nghiệp, tổ chức đầu tư vào hệ thống năng lượng tái tạo.
- Hỗ trợ tài chính: Cung cấp thêm các khoản vay ưu đãi để phát triển các dự án năng lượng sạch.
Kết luận
Trên đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về nguồn năng lượng không tái tạo là gì? Phân biệt chi tiết năng lượng tái tạo và không tái tạo. Việc chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch, có khả năng tái tạo vô cùng cấp bách để bảo vệ nguồn tài nguyên hiện có.
Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo tại chuyên mục Net Zero của Sống Việt Nam để tìm hiểu thêm các kiến thức bổ ích bạn nhé.