Tín chỉ CO2 là gì? Thị trường tín chỉ carbon và cách tính tín chỉ carbon

Tín chỉ carbon là gì? Tín chỉ carbon hay tín chỉ CO2 là khái niệm được nhiều người quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh ô nhiễm môi trường và hiệu ứng nhà kính gia tăng mạnh mẽ. Trong bài viết này, bạn hãy cùng Sống Việt Nam tìm hiểu tất tần tật về tín chỉ chứng chỉ carbon, thị trường tín chỉ carbon. Khám phá ngay.

Tín chỉ CO2 là gì?

Tín chỉ CO2 là gì? Chứng chỉ carbon là gì? Tín chỉ carbon hay còn được gọi là chứng chỉ carbon, chứng chỉ CO2. Đây là chứng nhận mang tính thương mại, thể hiện quyền sở hữu về lượng khí CO2 hoặc những loại khí nhà kính khác. Chúng được chuyển đổi thành lượng CO₂ (carbon dioxide) tương đương, với mỗi tín chỉ carbon đại diện cho một tấn CO₂ và có giá trị tương đương với lượng đó.

Tín chỉ CO2 là gì?
Tín chỉ CO2 là gì?

Thị trường tín chỉ carbon là gì?

Thị trường mua bán tín chỉ carbon là một cơ chế kinh tế được xây dựng nhằm giảm thiểu lượng khí CO2 thông qua việc giới hạn phát thải và cho phép các công ty mua bán tín chỉ carbon. Nếu công ty dư thừa tín chỉ carbon thì có thể bán sang cho công ty khác, khuyến khích giảm phát thải CO2 hiệu quả nhất.

Lịch sử của tín chỉ carbon

Thị trường tín chỉ carbon bắt đầu từ Nghị định thư Kyoto năm 1997 của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu. Thị trường này cho phép các quốc gia trao đổi quyền phát thải khí nhà kính. Những chứng chỉ giảm phát thải này trở thành hàng hóa, hình thành thị trường tín chỉ carbon, nơi giao dịch quyền phát thải CO₂ và các loại khí nhà kính tương đương.

Xem thêm:

Tại sao thị trường carbon lại quan trọng?

Tại sao tín chỉ CO2, thị trường carbon lại đóng vai trò quan trọng? Cụ thể:

Giảm phát thải khí nhà kính

Thị trường carbon khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động nhằm giảm lượng khí nhà kính bằng cách tạo ra động lực kinh tế. Nếu vượt quá mức phát thải được đưa ra, doanh nghiệp cần phải mua tín chỉ carbon từ bên khác. Điều này đã giúp họ chủ động đầu tư vào công nghệ sạch và giảm phát thải.

Khi giá carbon ngày càng tăng lên, thị trường thúc đẩy doanh nghiệp chuyển sang năng lượng tái tạo và sản xuất thân thiện với môi trường, hỗ trợ mục tiêu trung hòa carbon trong dài hạn.

Tại sao thị trường carbon lại quan trọng?
Tại sao thị trường carbon lại quan trọng?

Thúc đẩy phát triển bền vững

Thị trường carbon đã tạo ra nguồn thu nhập cho các dự án giảm phát thải. Đáng chú ý phải kể đến các dự án: Trồng rừng, bảo vệ rừng, phát triển năng lượng tái tạo, … Đây còn là cơ hội khuyến khích hợp tác quốc tế trong hoạt động chống lại biến đổi khí hậu. Mótoso quốc gia có thể mua bán tín chỉ carbon, giúp các nước đang phát triển có thêm nguồn lực để thực hiện các cam kết về khí hậu.

Các loại tín chỉ carbon

Hiện tại, trên thị trường có 2 loại tín chỉ CO2 đó là:

Thị trường carbon bắt buộc

Thị trường carbon bắt buộc là kết quả của cam kết từ những quốc gia tham gia Công ước Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC). Thị trường này yêu cầu các thành viên tham gia cần phải tuân những quy định nhằm đạt được mục tiêu giảm khí thải nhà kính vào môi trường.

Thị trường carbon tự nguyện

Thị trường carbon tự nguyện là nơi mà các tổ chức, doanh nghiệp hay quốc gia tham gia vào hoạt động phát hành, mua bán và giao dịch tín chỉ carbon tự nguyện. Khác với thị trường carbon bắt buộc, thị trường tự nguyện bị ràng buộc bởi những hiệp định quốc tế, cho phép các bên tham gia linh hoạt hơn trong việc cam kết giảm khí thải.

Xem thêm: Du lịch Net Zero – Không khó nếu biết cách áp dụng

Cách tính tín chỉ carbon

Phương pháp dựa trên hoạt động

Công thức:

Lượng khí thải KNK = Hệ số phát thải * Mức tiêu thụ/sản lượng

Trong đó: 

  • Hệ số phát thải được quy định bởi những tổ chức quốc tế hoặc quốc gia để tính toán lượng khí thải KNK cho từng hoạt động cụ thể.
  • Lượng khí thải khí nhà kính: Nhân hệ số phát thải với mức tiêu thụ nhiên liệu, nguyên liệu, sản lượng sản phẩm, …

Một nhà máy sản xuất sử dụng 200 tấn dầu diesel trong một năm. Hệ số phát thải của dầu diesel là 2,68 tấn CO2/tấn dầu. Lượng khí thải CO2 của nhà máy sẽ được tính như sau:

Lượng khí thải CO2 = 2,68 tấn CO2/tấn dầu × 200 tấn dầu = 536 tấn CO2.

Để bù đắp cho lượng khí thải này, vì mỗi tấn CO2 tương đương với một tín chỉ carbon, nhà máy sẽ cần có hoặc mua 536 tín chỉ carbon.

Cách tính tín chỉ carbon
Cách tính tín chỉ carbon

Phương pháp dựa trên hiệu suất

Công thức:

Lượng khí thải giảm = Lượng khí thải trước dự án – Lượng khí thải sau dự án

  • Xác định lượng khí thải trước và sau khi thực hiện dự án giảm phát thải.
  • Lượng khí thải giảm được sẽ được chuyển đổi thành tín chỉ Carbon.

Ví dụ: Một công ty quyết định thực hiện dự án sử dụng năng lượng mặt trời để giảm phát thải khí nhà kính. Lượng khí thải trước dự án là 120 tấn CO2/năm. Sau khi triển khai dự án, lượng khí thải giảm xuống còn 70 tấn CO2/năm. Lượng khí thải giảm được là:

Lượng khí thải giảm = 120 tấn CO2/năm – 70 tấn CO2/năm = 50 tấn CO2/năm.

Như vậy, công ty đã giảm được 50 tấn CO2 và số lượng này sẽ được chuyển đổi thành tín chỉ carbon.

Một số công cụ tính lượng khí thải Carbon:

Làm sao để có tín chỉ carbon?

Tìm hiểu và tuân thủ quy định

  • Quy định quốc gia: Nắm rõ các quy định về giảm phát thải carbon và phát triển dự án tín chỉ carbon ở Việt Nam.
  • Quy định quốc tế: Hiểu các tiêu chuẩn quốc tế như VCS, Gold Standard hay CDM để dự án được công nhận quốc tế.

Xây dựng ý tưởng dự án

Phát triển ý tưởng giảm phát thải điển hình như trồng rừng, cải thiện nông nghiệp, năng lượng tái tạo, …

Phát triển dự án

Lập kế hoạch chi tiết cho dự án, xác định mục tiêu giảm phát thải và phương pháp đo lường. Từ đó tiến hành tính toán mức phát thải cơ bản và mức giảm dự kiến từ dự án.

Đánh giá và xác minh

Đánh giá lượng phát thải đã giảm và chuẩn bị báo cáo cho dự án. Cùng với đó là hợp tác cùng với tổ chức xác minh độc lập để kiểm tra và xác nhận giảm phát thải.

Chứng nhận và bán tín chỉ carbon

Nhận chứng nhận tín chỉ carbon sau khi được xác minh. Sau đó, tiếp cận thị trường để bán tín chỉ cho các bên quan tâm.

Quản lý và báo cáo

Theo dõi tiến độ và tác động của dự án theo thời gian. Báo cáo định kỳ về tiến độ và lượng phát thải đã giảm cho cơ quan quản lý và bên mua tín chỉ.

Các thuật ngữ liên quan đến tín chỉ Carbon

  • Greenhouse gas – Khí thải nhà kính: Các khí gây ra hiệu ứng nhà kính, chủ yếu là CO₂ và methane, làm Trái Đất nóng lên.
  • Black carbon – Muội than: Sản phẩm từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, hấp thụ ánh sáng và gây nóng lên toàn cầu, đẩy nhanh quá trình tan băng.
  • Carbon footprint – Dấu chân carbon: Lượng khí nhà kính do con người tạo ra qua các hoạt động, với mức trung bình là 1,18 tấn mỗi người/năm.
  • Carbon offset và carbon credit – Đền bù và tín chỉ carbon: Tín chỉ carbon cho phép trao đổi để bù đắp khí CO₂ thải ra. Ví dụ, Bhutan đền bù CO₂ nhờ hệ sinh thái rừng phong phú.
  • Carbon neutral – Trung hòa carbon: Nỗ lực loại bỏ hoặc bù đắp CO₂ phát thải nhằm giảm dấu chân carbon, hiện được nhiều công ty và quốc gia cam kết.
  • Net-zero – Khí thải bằng 0: Cân bằng mọi khí thải nhà kính bằng cách loại bỏ tương ứng, giúp ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu.
  • Carbon Negative – Âm carbon: Giai đoạn giảm khí thải nhiều hơn phát thải, hiện chỉ Bhutan đạt được nhờ hệ sinh thái rừng rộng lớn và sản xuất năng lượng tái tạo.

Kết luận

Vậy là bạn đã biết được tín chỉ CO2, tín chỉ cacbon là gì? Hy vọng những kiến thức này sẽ hữu ích đối với bạn trong việc tìm hiểu về tín chỉ CO2 và thị trường mua bán tín chỉ carbon. Nếu còn có vướng mắc ở đâu, hãy comment để Sống Việt Nam chia sẻ. Đừng quên theo dõi các bài viết khác tại chuyên mục Net Zero để có thêm thông tin hữu ích nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *