Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh đang là chủ đề được nhiều bà mẹ quan tâm. Nguyên nhân là vì cuống rốn của con thường rất dễ bị nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Trong bài viết này, hãy cùng Sống Việt Nam tìm hiểu cách vệ sinh rốn bạn nhé!
Hướng dẫn cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh
Ngay sau khi bé được sinh
Tiến hành vệ sinh vùng rốn của bé
Ngay sau khi bé chào đời, dây rốn được kẹp lại để cho cuống luôn được sạch sẽ. Nếu kẹp rốn bị hở hoặc rơi ra, mẹ cần tiến hành vệ sinh sạch sẽ khu vực rốn. Mỗi ngày nên thực hiện từ 1-2 lần, nên sử dụng khăn mềm, thao tác nhẹ nhàng tránh ảnh hưởng đến con.
Cẩn thận khi tắm cho bé
Nhiều bà mẹ khuyên rằng, bạn chỉ nên lau chứ không nên tắm đến khi rốn của bé đã rụng. Tuy vậy, tắm rửa không gây ảnh hưởng đến bé, miễn là mẹ cần giữ cho cuống rốn luôn khô ráo và tránh chạm vào nước.
Khi cuống rốn dính nước, bạn hãy dùng một cái khăn mềm lau khô. Đôi khi, cuống rốn của con cũng có thể dính một số vết bẩn nếu bé đi tiêu. Mẹ hãy nhẹ nhàng vệ sinh sạch sẽ bằng nước muối sinh lý và lau khô.
Cẩn thận khi mặc quần áo cho bé
Rốn là bộ phận quan trọng, dễ bị tác động khi mặc quần áo. Khi mặc, mẹ có thể quấn tã phía dưới rốn giúp cho cuống khô và giữ nên giữa cho rốn hở càng nhiều càng tốt.
Để cuống rốn rụng tự nhiên
Nếu đã qua một thời gian nhưng cuống rốn vẫn chưa rụng thì mẹ cũng không cần quá lo lắng đâu nhé. Ở một số bé, cuống rốn thường rụng khá trễ. Nếu cuống rốn xuất hiện một số biểu hiện bất thường như: chảy máu, chảy nước vàng, … bạn nên liên hệ đến bác sĩ ngay nhé!
Tã phải được gấp dưới rốn
Mẹ không nên dùng gạc thường hoặc tã để băng rốn lại. Nguyên nhân là vì việc băng rốn nếu không được sử dụng cùng với những sản phẩm đã được tiệt khuẩn thì rốn của con rất dễ nhiễm vi khuẩn. Hơn nữa, rốn cũng lâu khô, nhất là khi thời tiết nóng ẩm. Ngoài ra, mẹ cần tránh sờ tay hoặc bôi những chất từ thảo dược không sạch lên bề mặt cuống rốn.
Xem thêm:
- Dạy con tự lập theo cách của người Nhật
- Cách dạy con học tiếng Anh từ nhỏ để bé phát triển toàn diện
- Nuôi dạy con thông minh từ 0-1 tuổi thật dễ dàng với 5 mẹo sau
Sau khi dây rốn rụng
Hầu hết dây rốn sẽ tự tách từ 1-2 tuần sau khi bé chào đời. Ở 1 tuần đầu tiên, rốn của bé đỏ, có những mảng da khô hay xuất hiện một ít máu là hoàn toàn bình thường mẹ nhé. Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu kéo dài quá lâu, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để thăm khám kịp thời.
Mẹ có thể xử lý như thế nào với dây rốn?
Việc giữ hoặc vứt bỏ dây rốn đều được. Nếu mẹ muốn giữ dây rốn để làm vật lưu niệm bằng những cách đơn giản bên dưới:
- Cách 1: Sử dụng dây rốn để làm vòng đeo tay lấp lánh: Một số nhà trang sức địa phương hay các cửa hàng trực tuyến, như Keepsake by Ry, có thể giúp bạn tạo ra một chiếc vòng tay lấp lánh từ dây rốn rụng của trẻ sơ sinh.
- Cách 2: Giữ trong một gói màu đỏ: đây giống như vật kỷ niệm hay có nhiều người tin là một điều may mắn.
Một số triệu chứng của nhiễm trùng rốn
Nếu mẹ không biết cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh thì rất dễ bị nhiễm trùng. Nếu thấy bé có một số triệu chứng bên dưới, bạn hãy đưa bé đến bệnh viện ngay:
- Bé bị sốt
- Cuống rốn có mùi hôi hoặc xuất hiện tình trạng chân rốn chảy mủ
- Phần da phía xung quanh cuống rốn bị đỏ và mềm
- Bé khóc khi mẹ chạm nhẹ nhẹ vào rốn
- Cuống rốn bị sưng và chảy máu
Với những chia sẻ bên trên, Sống Việt Nam hy vọng các bạn đã biết cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách. Để bé phát triển toàn diện nhất, mẹ đừng quên cập nhật những kiến thức mới về chăm bé chuẩn khoa học nhé.