Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách mẹ cần biết

Tay chân miệng là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Bệnh do vi trùng đường ruột Coxsackievirus và Enterovirus 71(EV71) gây ra. Ở bất kỳ thời điểm nào thì bệnh đều có thể xảy ra nhưng tăng cao vào tháng 2-4 và tháng 9-12. Trong bài viết này, hãy cùng Sống Việt Nam tìm hiểu về bệnh tay chân miệng và cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng các bạn nhé!

Bệnh tay chân miệng lây qua đâu?

Bệnh tay chân miệng lây qua đâu là một trong những thắc mắc của bố mẹ. Virus gây bệnh tay chân miệng sẽ lây qua đường tiếp xúc, trẻ dễ bị nhiễm bệnh nếu tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các nốt phỏng, phân hoặc chất nôn của trẻ bị bệnh.

Bệnh tay chân miệng lây qua đâu?
Bệnh tay chân miệng lây qua đâu?

Triệu chứng bệnh tay chân miệng điển hình

  • Thời kỳ ủ bệnh tay chân miệng: 3-7 ngày
  • Thời kỳ khởi phát: 1-2 ngày đối với những triệu chứng như: sốt nhẹ, quấy khóc, đau họng, biếng ăn, ỉa lỏng.
  • Thời kỳ toàn phát: 3-10 ngày và xuất hiện các triệu chứng điển hình:

Loét miệng: Xuất hiện các vết loét đỏ hoặc phỏng nước tại niêm mạc miệng, lợi, lưỡi gây nên tình trạng đau miệng, chán ăn, tăng tiết nước bọt và chảy dãi nhiều.

Phỏng nước: Xuất hiện ở khu vực bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. Những vết phỏng này sẽ tồn tại trong vòng 7 ngày, sau đó để lại vết thâm.

  • Thời kỳ lui bệnh: 3-5 ngày sau khi trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.

Một số biến chứng bệnh tay chân miệng

Bên dưới là một số biến chứng của bệnh tay chân miệng mà bố mẹ cần biết:

  • Biến chứng thần kinh: Viêm não, viêm màng não.
  • Biến chứng tim mạch hô hấp: Viêm cơ tim, gây nên tình trạng phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời.

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Khi trẻ bị bệnh, mẹ có thể tham khảo những cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng:

  • Thực hiện cách ly theo đường tiếp xúc, hạn chế cho bé ra ngoài, tránh lây bệnh cho những bé khác
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh và/hoặc thuốc hạ sốt
  • Ba mẹ cần vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc trẻ.
  • Vệ sinh miệng và bôi thuốc vùng miệng theo hướng dẫn của bác sĩ (thường vệ sinh trước khi cho bé ăn khoảng 30 phút là được).
Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng
Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng
  • Chỉ nên cho trẻ ăn những loại thức ăn nguội, mềm, lỏng, dễ tiêu hoá. Ví dụ như: cháo, sữa, … Khi ăn nên lấy lượng vừa phải, cần chia nhỏ bữa.
  • Tiến hành vệ sinh da sạch sẽ, sử dụng thuốc xanh để chấm vào những nốt phỏng nước
  • Nên cho bé mặc quần áo rộng rãi, vải mềm, thấm hút mồ hôi nhanh chóng. Sử dụng nước ấm để vệ sinh cho bé
  • Theo dõi tình trạng của con thường xuyên, phát hiện những dấu hiệu để kịp thời đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất.

Phòng ngừa bệnh tay chân miệng như thế nào?

Hiện tại, chưa có vaccine phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ em, chủ yếu là phòng ngừa tổng quát, phụ huynh lưu ý:

  • Mang khẩu trang, vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch sẽ bằng xà bông. Đặc biệt, bố mẹ cần thay quần áo, tã, tiếp xúc phân, nước bọt khăn trải giường của trẻ.
  • Vệ sinh sạch sẽ các vật dụng như: đồ chơi, tay nắm cửa, thanh vịn, lan can và sàn nhà.
  • Lau sàn bằng nước xà bông.
  • Cách ly trẻ bệnh tại nhà, tuyệt đối không đưa trẻ đến nhà trẻ, trường học, những nơi trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.

Vậy là Sống Việt Nam vừa chia sẻ đến bạn những cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn trong việc chăm sóc bé. Nếu còn có bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy để lại bình luận bên dưới bài viết để được giải đáp nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *