Nếu trẻ xuất hiện những triệu chứng COVID-19, các bạn hãy liên hệ đến cơ sở y tế để được hướng dẫn kịp thời. Nếu bác sĩ nói có thể chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà, bố mẹ cần hỏi thăm về cách thực hiện đúng nhất để không ảnh hưởng đến sức khoẻ của con. Phía bên dưới, Sống Việt Nam đã giúp các bạn tổng hợp những cách chăm sóc đơn giản mà bố mẹ có thể thực hiện.
Khi nào trẻ bệnh COVID-19 được điều trị tại nhà?
Trẻ mắc COVID-19 được phép điều trị tại nhà nếu thoả mãn những tiêu chí bên dưới:
- Triệu chứng Covide ở mức độ nhẹ: Ho, sốt nhẹ, …
- Trẻ không có bệnh nền hoặc bệnh nền đang được điều trị ổn định.
- Có người nhà chăm sóc và theo dõi sát sao, người nhà có khả năng liên hệ hoặc đưa bé đến cơ sở y tế trong trường hợp cần thiết.
Xem thêm các bài viết:
- Dạy con tự lập theo cách của người Nhật
- Cách dạy con học tiếng Anh từ nhỏ
- Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng chuẩn organic
Khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám, chữa bệnh hay báo cho nhân viên y tế?
Nếu trẻ xuất hiện một số dấu hiệu bên dưới, ba mẹ hoặc người thân cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám, chữa bệnh. Hoặc nếu cần hãy liên hệ đến nhân viên y tế để được hỗ trợ:
- Trẻ lừ đừ, li bì, quấy khóc rất nhiều, KHÔNG chịu chơi.
- Trẻ sốt cao liên tục mặc dù mẹ đã sử dụng các biện pháp hạ sốt như: thuốc, lau người bằng nước ấm, sốt trong vòng 2 ngày kể từ khi phát bệnh
- Trẻ thở nhanh, thở mệt, thở phập phồng cánh mũi, thở co lõm ngực (Xem bảng xác định ngưỡng thở nhanh so với tuổi).
- Cơ thể của trẻ tím tái (Chú ý theo dõi ở những vùng môi, đầu các ngón tay).
- Trẻ không chịu ắn/bú/uống HOẶC ăn/bú/uống giảm đáng kể so với bình thường
- Trẻ bị nôn (ói) khi ăn/uống/bú
- Nồng độ SpO2 < 96% (Sử dụng máy để đo).
- Trẻ cảm thấy đau tức ngực.
- Trẻ môi khô, mắt trũng, khát nước và đi tiểu rất ít.
- Trẻ xuất hiện các nốt ban đỏ/chấm đỏ ở da, nổi bóng nước ở miệng/lòng bàn tay, bàn chân… HOẶC bất cứ triệu chứng gì khiến người nhà lo lắng.
Chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà đúng cách
Những điểm mà bố mẹ cần lưu ý khi theo dõi, chăm sóc trẻ bệnh COVID-19 tại nhà:
- Theo dõi các dấu hiệu covid thường xuyên, đưa trẻ đến khám tại cơsở y tế gần nhà nếu phát hiện các triệu chứng mà Sống Việt Nam chia sẻ bên trên
- Tăng cường cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết, bổ sung vào thực đơn các loại trái cây tươi, rau xanh.
- Bổ sung thêm dịch dành cho trẻ bằng cách cho bé bao gồm: uống nước/sữa/nước trái cây/nước điện giải; Tuyệt đối KHÔNG được cho bé uống các loại nước ngọt công nghiệp khi con bị bệnh.
- Tiếp tục sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh nền (nếu có).
- Không tự ý dùng các loại thuốc khoáng vi rút, thuốc kháng sinh, … nếu chưa có ý kiến của các nhân viên y tế.
- Không xông cho trẻ em bởi cách này có thể tăng nguy cơ gây bỏng và ngộ độc.
Khi nào nên sử dụng các loại thuốc điều trị triệu chứng?
Đối với trẻ bị sốt: Sốt là triệu chứng thường gặp ở rất nhiều trẻ em mắc bệnh COVID-19. Hầu như là các triệu chứng đầu tiên. Nếu trẻ sốt từ 38,50C thì bố mẹ hãy sử dụng thuốc hạ sốt với liều lượng khoảng 10-15mg/kg/lần uống. Sau 4-6 giờ nếu bé vẫn chưa hết sốt thì cần lặp lại.
Lưu ý: Tổng liều lượng thuốc hạ sốt trong một ngày không được vượt quá 60mg/kg/ngày. Khi cho bé sử dụng thuốc hạ sốt, mẹ hãy cho con mặc đồ rộng rãi, thoáng mát, bổ sung thêm dịch (nước, nước điện giải, nước trái cây, sữa) cho trẻ.
Đối với trẻ bị sổ mũi, ngạt mũi: Bạn nên sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để nhỏ mũi.
Đối với trẻ bị ho: Bạn nên sử dụng những loại thuốc giảm ho (không kê đơn), siro ho dạng thảo dược.
Đối với trẻ bị tiêu chảy: Bổ sung thêm các dịch (nước, nước trái cây, nước điện giải oresol, sữa) sau mỗi lần con bị tiêu chảy. Sử dụng thêm vi loại men vi sinh, men tiêu hóa nên có sự hướng dẫn của nhân viên y tế. TUYỆT ĐỐI KHÔNG được sử dụng thuốc cầm tiêu chảy.
Vậy là Sống Việt Nam đã giúp bạn hiểu được cách chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà rồi. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với các bạn trong việc bảo vệ sức khoẻ của con. Nếu còn có bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy để lại bình luận bên dưới bài viết để được giải đáp nhé!