Vốn hóa thị trường là gì? Đây là một khái niệm quen thuộc nhưng rất nhiều bạn vẫn chưa nắm vững và hiểu sai ý nghĩa. Để giúp các bạn, Sống Việt Nam đã tổng hợp tất tần tật thông tin về vốn hoá thị trường. Cùng tìm hiểu bên dưới bài viết nhé!
Vốn hóa thị trường là gì?
Vốn hóa thị trường được hiểu là tổng giá trị hiện tại của tất cả cổ phiếu mà công ty/ doanh nghiệp đang lưu hành trên thị trường. Bạn có thể hiểu đơn giản, vốn hoá thị trường của doanh nghiệp được xác định bằng tổng số tiền phải bỏ ra để mua lại doanh nghiệp đó (tính theo giá thị trường ở thời điểm mua).
Giá trị vốn hoá thị trường sẽ phụ thuộc vào số lượng cổ phiếu đang lưu hành và giá cổ phiếu. Trong đó, giá cổ phiếu sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều động bởi nhiều yếu tố đó là: cung cầu, lãi suất, lạm phát, … Chính vì vậy, giá trị vốn hoá có thể thay đổi tăng giảm theo từng thời điểm, không phụ vào giá trị thực sự hoặc hoạt động kinh doanh của DN đó.
Phân loại doanh nghiệp theo giá trị vốn hóa thị trường
Tại Việt Nam, hiện có 4 nhóm doanh nghiệp được phân loại theo giá trị vốn hóa thị trường chính:
Nhóm | Tên khác | Vốn hoá thị trường (Tỷ VND) |
Vốn hóa lớn | Largecap | >10,000 |
Vốn hóa vừa | Midcap | >=1,000 và <=10,000 |
Vốn hóa nhỏ | Smallcap | >=100 và <1,000 |
Vốn hóa siêu nhỏ | Microcap | <100 |
(Đây là cách chia phổ biến hiện nay trên thị trường chứng khoán)
Công thức tính vốn hoá thị trường
Bên dưới là công thức tính vốn hoá thị trường:
Vốn hóa thị trường = Giá cổ phiếu hiện tại x Cổ phiếu đang lưu hành |
Ví dụ: Nếu một công ty báo giá trên thị trường hiện là 78 đô la/ 1 cổ phiếu. Số lượng cổ phiếu đang lưu hành hiện là 10 triệu cổ phiếu. Khi đó, vốn hóa thị trường của công ty sẽ là 780 triệu đô la.
Vốn hóa thị trường là chỉ số để đánh giá quy mô của một doanh nghiệp. Bạn không nên hiểu nhầm với giá trị thực sự của đơn vị đó.
Ý nghĩa của Vốn hóa thị trường
Đối với các nhà đầu tư lớn hoặc có quỹ đầu tư thì giá trị vốn hoá thị trường luôn là yếu tố mà họ quan tâm. Lý do là vì vốn hoá thị trường của doanh nghiệp thể hiện qua số lượng cổ phiếu lưu hành. Từ đó, chủ đầu tư còn có thể biết được quy mô hoạt động của doanh nghiệp như thế nào.
Bên cạnh đó, quy mô vốn hoá sẽ giúp các nhà đầu tư đánh giá và tránh được rủi ro thanh khoản của thị trường cổ phiếu. Điều này giúp cho cổ đông hay các nhà đầu tư thoái vốn nhanh và không mất quá nhiều chi phí khi thực hiện thoái vốn.
Các công ty có giá trị vốn hoá cao thường sẽ tin cậy và có ít rủi ro hơn so với công ty có vốn hoá thấp. Do đó, các nhà đầu tư cần đa dạng hoá những danh mục đầu tư sao cho hiệu quả nhằm đem lại mức lợi nhuận cao nhất có thể.
Những doanh nghiệp Việt Nam nào có giá trị vốn hoá cao
Theo số liệu thống kê vào năm 2021, có 30 doanh nghiệp bên dưới đang có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Vào 26/11/2022, thị trường chứng khoán Việt Nam có 60 doanh nghiệp đang có mức vốn hóa trên 1 tỷ USD. Trong đó, ngân hàng Vietcombank có số vốn hóa lớn nhất, gần 362.000 tỷ đồng, tương ứng 16 tỷ USD, xếp tiếp theo lần lượt là VinGroup (15,9 tỷ USD), VinHomes (15,9 tỷ USD), Hòa Phát (10,9 tỷ USD)…
Vậy là bài viết đã giúp bạn hiểu được vốn hóa thị trường là gì và công thức tính vốn hoá thị trường chính xác. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết để Sống Việt Nam giải đáp nhanh nhất bạn nhé.