Thai nhi chậm phát triển do đâu? Cách xử lý thai nhi chậm phát triển

Thai nhi chậm phát triển là tình trạng thường xuyên gặp phải trong thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ đã biết được nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này và cách xử lý như thế nào hay chưa? Nếu chưa hãy theo dõi ngay bài viết bên dưới của Sống Việt Nam để phát hiện và xử lý thai nhi chậm phát triển kịp thời nhé. Đây chắc chắn là thông tin hữu ích để mẹ và bé phát triển toàn diện.

Thai nhi chậm phát triển là gì?

Thai nhi chậm phát triển là gì? Đây là một trong những thuật ngữ chuyên khoa Intrauterine Growth Restriction. Được hiểu là tình trạng suy dinh dưỡng bào thai ngay khi bé còn ở trong bụng mẹ. Để xác định thai thực sự có bị chậm phát triển hay không thì bách sỹ sẽ dựa vào kích thước và tiến hành ước lượng thai ở ít nhất 2 lần thăm khám liên tiếp cách nhau 01 tuần.

Thai nhi chậm phát triển là gì?
Thai nhi chậm phát triển là gì?

Tùy từng tác giả, tùy từng nhóm nghiên cứu mà giới hạn của thai chậm phát triển trong tử cung sẽ có sự, nằm dưới đường bách phân vị thứ 10, thứ 5 hoặc thứ 3. Thai chậm tăng trưởng là vấn đề thường xuyên xuất hiện và có ảnh hưởng tiêu cực đến em bé sau khi chào đời.

Xem thêm:

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thai chậm phát triển

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho thai chậm phát triển. Sống Việt Nam sẽ chia sẻ đến bạn các nguyên nhân gây nên hiện tượng thai chậm phát triển:

Nhóm tác nhân từ thai thi

  • Thai nhi bị bất thường về nhiễm sắc thể gây nên các hội chứng như: hội chứng Turner, Down …. hoặc do di truyền
  • Thai dị tật
  • Đa thai: việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ở những bà bầu đa thai vô cùng khó khăn. Khi đó, nguy cơ tiền sản giật cũng tăng lên. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho thai chậm phát triển với tỷ lệ lên đến 30%.

Nhóm tác nhân từ bánh nhau

  • Uy chức năng bánh nhau
  • Bất thường tử cung
  • Nhau bám màng
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thai chậm phát triển
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thai chậm phát triển

Nhóm tác nhân từ người mẹ

  • Thai phụ đang bị cao huyết áp.
  • Thai phụ sở hữu vóc dáng nhỏ hoặc thiếu chất dinh dưỡng
  • Thai phụ mắc những bệnh mãn tính liên quan đến tim, thận…
  • Thai phụ bị chảy máu hoặc mắc những bệnh lý như: đái tháo đường thai kỳ, hồng cầu liềm…

Nhóm tác nhân từ bên ngoài

Một trong những tác nhân gây nên hiện tượng thai nhi chậm phát triển như: thuốc lá, rượu, nhiễm trùng… Bất kỳ một bệnh lý nhiễm trùng nào ở mẹ ở trong thời kỳ mang thai (giang mai, sởi, nhiễm toxoplasma, cytomegalovirus) đều có thể dẫn đến tình trạng thai chậm phát triển trong tử cung.

Những các thai phụ có nguy cơ xuất hiện hiện tượng thai chậm phát triển

Bên dưới là nhóm các thai phụ có nguy cơ cao thai bị chậm phát triển khi còn trong bụng mẹ:

  • Tiền sử đẻ con chậm phát triển bên trong tử cung
  • Tăng cân ít hơn so với số cân nặng bình thường trong thai kỳ
  • Chiều cao tử cung nhỏ hơn so với tuổi của thai nhi
  • Mắc những bệnh lý như: cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý hồng cầu
  • Tiền sử hút thuốc lá, nghiện rượu bia, dùng các chất kích thích
  • Mang song thai hoặc đa thai
  • Mắc những bệnh lý nhiễm trùng hoặc rối loạn di truyền
  • Tiền sử tiếp xúc với những hóa chất độc hại

Xử trí tình trạng thai chậm phát triển trong tử cung

Mặc dù y học phát triển nhưng chưa có phương pháp điều trị thai chậm phát triển trong tử cung. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể phát hiện những dấu hiện nhờ kiểm tra và theo dõi thường xuyên. Người mẹ có thai chậm phát triển cần được can thiệp kịp thời để mẹ và bé cùng khoẻ.

Xử trí tình trạng thai chậm phát triển trong tử cung
Xử trí tình trạng thai chậm phát triển trong tử cung

Thông thường, bác sỹ sẽ tiến hành thực hiện các mẫu test để tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng thai kém phát triển. Nếu bất thường do nhiễm sắc thể, đa dị tật thì nên chỉ định đình chỉ thai nghén. Việc đình thai nghén còn được cân nhắc trong một số trường hợp bên dưới:

  • Thai trên 31 tuần tuổi có nhịp tim thai dao động kém, dao động độ không liên tục.
  • Thai từ 34 tuần tuổi có kết quả Doppler động mạch rốn với dòng tâm trương bằng không và bất thường Doppler động mạch não, thai xuất hiện dấu hiệu ngừng phát triển
  • Thai từ 37 tuần tuổi có bất thường Doppler động mạch rốn, động mạch não, monitor.

Khi sinh nếu không có chống chỉ định hoặc không thuộc những trường hợp suy thai, thiểu ối, ngôi ngược, rau bám thấp… có thể được chỉ định sinh mổ và luôn phải có bác sĩ hồi sức sơ sinh tham gia vào cuộc phẫu thuật.

Trên đây, Sống VN đã giúp bạn hiểu được thai nhi chậm phát triển do đâu và cách xử lý kịp thời. Nếu còn có thắc mắc, bạn hãy để lại cmt bên dưới bài viết để được giải đáp chi tiết bạn nhé. Chúc mẹ và bé có được một thai kỳ khoẻ mạnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *