Trước khi thành lập một doanh nghiệp, bạn cần biết khái niệm vốn chủ sở hữu là gì? Bởi đây là một trong những yếu tố quan trọng trong việc vận hành và hoạt động kinh doanh hiệu quả. Hãy cùng Sống Việt Nam tìm hiểu các vấn đề liên quan đến vốn sở hữu các bạn nhé!
Vốn chủ sở hữu là gì?
Vốn chủ sở hữu (VSH) được xem là yếu tố quan trọng hình thành nên nguồn vốn của một doanh nghiệp. Đây còn là chỉ số giúp chúng ta định giá doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại.
Chúng ta có thể hiểu đơn giản, vốn chủ sở hữu là nguồn vốn mà chủ DN hoặc các cổ đông đang sở hữu. Điều này đồng nghĩa với việc những thành viên tham gia góp vốn, xây dựng nên nguồn lực để phát triển các hoạt động kinh doanh của DN. Và chắc chắn khi tham gia, các thành viên sẽ được hưởng những quyền lợi.
Thông thường, VCSH sẽ là nguồn cố định và thường xuyên cho doanh nghiệp. Nguồn vốn này thường được bổ sung từ các nguồn khác như: chênh lệch giá cổ phiếu, giá trị tài sản, lợi nhuận kinh doanh, … Vì vậy, bạn cần hiểu rõ vốn chủ sở hữu là gì để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.
Vốn chủ sở hữu bao gồm những gì?
Trong báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thì vốn chủ sở hữu được trình bày một cách chi tiết. Tuỳ thuộc vào từng mô hình mà vốn chủ sở hữu sẽ có những thành phần hoàn toàn khác nhau. Nhìn chung sẽ có những yếu tố cấu thành cơ bản như sau:
- Vốn cổ đông: Đây là nguồn tiền được tích góp thực tế từ cổ đông. Chi tiết số vốn mà từng thành viên đóng góp sẽ được ghi rõ trên giấy tờ của công ty.
- Lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh: Lợi nhuận sau khi trừ thuế sẽ được chia cho các cổ đông, thành viên liên doanh của công ty.
- Quỹ doanh nghiệp: Bao gồm các quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng, … (Không được vượt quá quy định mà nhà nước đặt ra)
- Thặng dư vốn cổ phần: Là khoản chênh lệch giữa giá cổ phiếu lúc phát hành và mệnh giá ở thời điểm hiện tại.
- Chênh lệch đánh giá tài sản: Đánh giá lại tài sản bao gồm: tài sản cố định, hàng tồn kho, bất động sản đầu tư,…
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái: Giao dịch được phát sinh bằng ngoại tệ, mục tiền tệ có gốc ngoại tệ,…
- Và một số nguồn khác như: cổ phiếu quỹ, nguồn kinh phí sự nghiệp, …
Yếu tố ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu giảm hay tăng tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể:
Vốn chủ sở hữu giảm
- Doanh nghiệp cần phải hoàn lại vốn cho chủ sở hữu vốn, cổ đông và các thành viên liên doanh.
- Giá cổ phiếu thấp hơn so với mệnh giá ban đầu.
- Doanh nghiệp ngưng các hoạt động kinh doanh.
- Bù lỗ cho các hoạt động kinh doanh.
- Công ty cổ phần tiến hành huỷ bỏ cổ phiếu quỹ.
Vốn chủ sở hữu tăng
- Chủ sở hữu góp thêm vốn vào doanh nghiệp.
- Vốn từ nguồn lợi nhuận kinh doanh.
- Cổ phiếu phát hành cao hơn mệnh giá.
Học nhanh công thức tính vốn chủ sở hữu
Chắc chắn bạn cần phải nắm rõ cách hạch toán vốn chủ sở hữu trước khi tiến hành thành lập doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh được trơn tru đi. Công thức tính vốn chủ sở hữu sẽ là:
Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản doanh nghiệp – Tổng nợ phải trả |
Trong đó:
Tổng tài sản doanh nghiệp bao gồm: tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
- Tài sản ngắn hạn là tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang được luận chuyển và những khoản khác (vàng, bạc,…)
- Tài sản dài hạn: Những khoản đầu tư tài chính, các khoản thu, tài sản cố định, các bất động sản do công ty sở hữu,…
Nợ phải trả sẽ thường là các khoản trả người bán, thuế, các khoản nộp Nhà nước, khoản trả công lao động, khoản trả nội bộ, khoản vay nợ tài chính,…
Vậy là chúng ta vừa tìm hiểu vốn chủ sở hữu là gì và công thức tính vốn chủ sở hữu. Sống Việt Nam hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với các bạn. Đừng quên theo dõi chuyên mục Tài Chính để cập nhật thêm nhiều kiến thức mới bạn nhé!